TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 45

44
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính
thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và
thị trường chứng khoán; Uỷ ban nhân dân các cấp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.
Năm là,
cung cấp thông tin cho thị trường.
Các chủ thể phát hành chứng khoán phải thực
hiện việc cung cấp thông tin về chứng khoán phát
hành một cách thường xuyên. Thực tế cho thấy, việc
che giấu thông tin hay cung cấp thông tin không
chính xác, không kịp thời theo quy định đã “ăn sâu
vào suy nghĩ” của các đơn vị phát hành. Do vậy, cơ
quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền
vận động, quy định chế độ và trách nhiệm cung
cấp thông tin, kịp thời phát hiện các trường hợp vi
phạm và xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm.
Một số vấn cần giải quyết
Dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
quản lý nhà nước về phát hành chứng khoán ngân
hàng, các cơ quan quản lý đã hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật nhằm quản lý công tác phát hành của ngân
hàng. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán và hoạt
động hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, đáp
ứng được chủ trương và quyết tâm hội nhập của
Đảng và Chính phủ, các vấn đề đặt ra trong quản lý
nhà nước về phát hành chứng khoán ngân hàng thời
gian tới cần tiếp tục thực hiện:
Thứ nhất,
tăng cường năng lực quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm sự phát
triển ổn định và lành mạnh của thị trường chứng
khoán. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, là mạch
máu của nền kinh tế, có thể ảnh hưởng đến sự an
toàn của hệ thống an ninh tài chính quốc gia. Việc
gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng
đặt ra yêu cầu về tăng cường năng lực của cơ quan
quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, đặc
biệt đối với dòng vốn đổ vào lĩnh vực ngân hàng,
tránh nguy cơ bong bóng hoặc rút vốn ồ ạt, gây ra
những rủi ro cho hệ thống an ninh tài chính quốc
gia, đồng thời để nền kinh tế có thể hấp thụ lượng
vốn một cách có hiệu quả.
Thứ hai,
hoàn thiện Luật Chứng khoán nhằm
thay đổi căn bản, phát triển bền vững và hiện đại
hóa thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó, tiếp
tục xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Chứng
khoán theo thông lệ quốc tế, triển khai các quy định
mới về cơ chế giao dịch, công bố thông tin, quản trị
công ty, niêm yết và đăng ký giao dịch. Phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong
việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, điều hành thị
trường chứng khoán, hoạt động giám sát và cưỡng
chế thực thi nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường
chứng khoán và hệ thống tài chính quốc gia. Khung
pháp lý về thị trường chứng khoán cần được cụ thể
hóa bằng pháp luật đối với cơ chế giải quyết tranh
chấp, trong đó có nội dung giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư và Nhà nước.
Thứ ba,
đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán
được chào bán và nâng cao điều kiện chào bán chứng
khoán ra công chúng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn
đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong cạnh tranh
làm tăng thu nhập cho ngân hàng góp phần phát triển
kinh tế xã hội, qua đó cũng giúp lĩnh vực ngân hàng
trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Giám sát và
yêu cầu chủ thể phát hành chứng khoán (các NHTM)
phải thực hiện việc cung cấp thông tin về chứng khoán
phát hành một cách thường xuyên, chính xác, đúng
quy định để tạo sự minh bạch cho thị trường.
Thứ tư,
chú trọng thanh tra, giám sát và xử phạt
trong hoạt động phát hành chứng khoán ngân hàng.
Việc thanh tra, giám sát hoạt động phát hành chứng
khoán nói chung và phát hành chứng khoán ngân
hàng nói riêng là việc làm thường xuyên của cơ quan
quản lý (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) nhằm
cảnh báo các sai phạm các đối tượng phát hành. Bên
cạnh đó, việc xử phạt cũng cần phải được thực hiện
một cách nghiêm túc nhằm răn đe, chấn chỉnh, giúp
cho hoạt động phát hành chứng khoán đúng luật,
góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững
của thị trường chứng khoán.
Thứ năm,
tăng cường công tác tuyên truyền,
thông tin đến các thành viên thị trường về nội hàm
của các cam kết trong hiệp định, để họ chủ động
hiểu và nắm được những lợi ích, thách thức mà hiệp
định mang lại.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán sửa đổi (Luật số 62/2010/QH12 ngày
24/11/2010);
2. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 40/2015/TT-NHNN về quy định
việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng Việt
Nam để thực hiện hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam của
người không cư trú là tổ chức;
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành
Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, 2015;
4. Vũ Chí Dũng (2016), Bước tiến hội nhập của thị trường chứng khoán Việt
Nam, Báo Nhân dân điện tử;
5. ThS. Nguyễn Hải Thu (2016), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh
tế Việt Nam, Taph chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 168 (6/2016);
6. Một số trang website: mof.gov.vn, trungtamwto.vn, ssc.gov.vn,
tapchitaichinh.vn…
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...121
Powered by FlippingBook