TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 48

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
47
nghiệp 4.0, có thể làm xuất hiện thêm các yêu cầu
mới về kế toán, kiểm toán. Chưa kể, đào tạo một
kiểm toán viên chuyên nghiệp, có thể đảm đương
được nghề tốn rất nhiều thời gian, do đó, việc đào
tạo cần tính toán thật kỹ, mang tính dài hơi, tránh
thiếu hụt trong tương lai.
- Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm
xây dựng tiêu chuẩn về đào tạo ngành Kế toán, kiểm
toán dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và đưa vào giảng
dạy đại trà. Theo các chuyên gia đào tạo, việc mạnh
dạn áp dụng tiêu chuẩn đào tạo kế toán, kiểm toán
cũng tạo sức ép để các trường đổi mới hoạt động đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung
cho thị trường. Ngoài ra, trong bối cảnh các cơ sở đào
tạo đang đẩy mạnh quyền tự chủ, đi đôi với việc tăng
kiểm định chất lượng bởi các tổ chức độc lập, các nhà
kiểm định sẽ căn cứ trên các tiêu chuẩn này để đánh
giá và công bố kết quả đến xã hội…
Về phía các tổ chức nghề nghiệp:
- Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, làm tốt
công tác tham mưu cho các cơ quan quản lý trong
định hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
phù hợp với bối cảnh Việt Nam và yêu cầu của bối
cảnh mới.
- Thể hiện tốt hơn vai trò của mình qua việc trở
thành cầu nối thiết lập mối liên kết giữa cơ quan
Nhà nước, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và DN,
tạo đầu ra cho các sinh viên. Đồng thời, khi những
chuẩn mực mới ban hành, hội nghề nghiệp nên mời
những chuyên gia trao đổi, cập nhật kiến thức mới
thông qua các lớp đào tạo để nâng cao trình độ đội
ngũ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục đẩy mạnh các
hoạt động hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc
tế, đặc biệt trong việc mở rộng đào tạo các chứng chỉ
quốc tế, chuẩn hóa các chứng chỉ, chức danh nghề
nghiệp nhằm tạo sự cạnh tranh cho nguồn nhân lực
Việt Nam trên thị trường lao động.
Về phía các cơ sở đào tạo đại học:
- Các chương trình, nội dung cũng như phương
pháp đào tạo cử nhân kế toán - kiểm toán ở trường
đại học phải có sự đổi mới căn bản hơn trước sự
yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0. Chương trình đào tạo phải
đảm bảo tính linh hoạt, thuận tiện, phù hợp với
nội dung chương trình đào tạo các chứng chỉ nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán để việc công nhận bằng
cấp, chuyển đổi môn học hay tiếp tục học ở bậc cao
hơn được thuận lợi. Đồng thời, đổi mới theo hướng
tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương
trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên
thế giới về lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm giúp
sinh viên có thể hội nhập và thực hành một cách có
hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế. Ngoài
ra, cần tiếp tục nâng cao đổi mới chất lượng giáo
trình với các kiến thức có gắn với xu hướng phát
triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Vai trò chủ động, sáng tạo của giảng viên phải
được thể hiện nhiều hơn. Theo đó, giảng viên cần
chú ý cập nhật những kiến thức thực tế, thiết kế bài
giảng sinh động; Chú ý tính thực hành trong từng
phần giảng; Vận dụng các bài giảng mang tính trực
quan để tác động đến người học… Cần ứng dụng
mô hình kế toán, kiểm toán ảo về hoạt động kinh tế,
vừa mang tính mô phỏng vừa mang tính kỹ năng để
sinh viên rèn luyện. Hiện nay, khi các phần mềm,
chứng từ điện tử, chữ ký điện tử… bắt đầu được áp
dụng ngày càng nhiều theo Luật Kế toán 2015, thì
phải từng bước từ bỏ phương pháp giảng dạy kế
toán - kiểm toán theo chế độ cũng như theo xử lý
nghiệp vụ mang tính thủ công…
- Các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cần tăng
cường hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc
tế; Tăng cường tổ chức các hoạt động mang tính
học thuật thông qua các buổi hội thảo; Tổ chức các
nhóm nghiên cứu giữa nhà trường và tổ chức nghề
nghiệp để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội
ngũ giảng viên…
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Đặng Văn Thanh (2011), Đổi mới chương trình, nội dung và cách
thức đào tạo kế toán-kiểm toán ở bậc đại học, Tạp chí Kiểm toán số 5/2011;
2. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đào tạo chuyên ngành kiểm toán của
trường Đại học Kinh tế quốc dân phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế,
Đại học Kinh tế quốc dân;
3. Nguyễn Lộc (2018), Đào tạo nhân lực ngành kiểm toán: Cần xây dựng chuẩn
đầu ra phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế, Báo Kiểm toán Nhà nước;
4. ThS. Vũ Mai Phương (2017), Đào tạo kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính tháng 2/2017;
5. Phố Hiến (2018), Mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán: Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, Báo Kiểm toán Nhà nước;
6. Thành Đức (2016), Đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán: Đảm bảo cả
về “lượng” và “chất”, Báo Kiểm toán Nhà nước.
Chiến lược Phát triển ngành nghề kiểm toán độc
lập theo Quyết định 480/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ chỉ rõ đến năm 2020, Việt Nam phấn
đấuđạtmốc350doanhnghiệpkiểmtoánđộc lập
với 20.000 người làm việc, 7.000 kiểm toán viên,
doanh thu ước đạt 10.000 tỷ đồng.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...121
Powered by FlippingBook