TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 49

48
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là
bước tiến dài và sâu sắc trong quá trình đổi mới từ
nhận thức đến hành động của công tác kế toán ở
Việt Nam trong 4 giai đoạn phát triển (1954 – 1986,
1986 – 1995, 1995 – 2002 và từ năm 2002 đến nay).
Khảo sát cho thấy, từ năm 1995 đến nay, với sự hỗ
trợ của Liên minh châu Âu, Việt Nam đã ban hành
được một số chuẩn mực kế toán Việt Nam, đánh dấu
bước ngoặt trong quá trình hòa hợp với thông lệ kế
toán quốc tế của Việt Nam. Dấu mốc đánh dấu sự
thành công trình đổi mới của quá trình hòa hợp kế
toán quốc tế của Việt Nam phải kể đến việc Bộ Tài
chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp (DN)
theo Quyết định số 1141/TC-CĐKT, áp dụng thống
nhất cho các DN trong cả nước từ ngày 01/01/1996
và Quyết định số 1177/QĐ-CĐKT áp dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đặc biệt, để
tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế và khu vực,
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 200/2014/
TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 133/2016/
TT-BTC ngày 26/08/2016 cùng nhiều hướng dẫn
nhằm cụ thể hóa các quy định về kế toán - kiểm toán
được ban hành trong các nghị định, chuẩn mực và
chế độ kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế
toán viên, kiểm toán viên trong quá trình hành nghề.
Hệ thống và chính sách thuế của Nhà nước được
xây dựng trên cơ sở những điều kiện và chịu sự ảnh
hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội
cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó,
xu hướng hài hòa mang tính toàn cầu về chính sách
thuế thường diễn ra chậmhơn so với hệ thống kế toán.
Trong tiến trình hội nhập, thuế đang có vị thế
lớn trong chiến lược toàn cầu hoá; song lịch sử
hình thành và phát triển chính sách thuế ở nước
Hệ thống kế toán và chính sách thuế
của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Ở nước ta, kế toán có lịch sử ra đời gắn liền với
quá trình đổi mới của đất nước, hoạt động của kế
toán dần được đổi mới một cách căn bản. Từ chỗ
chỉ xác định là các cơ quan hành chính nhà nước thì
nay đã xuất hiện nhiều thêm nhiều tổ chức xã hội,
MỐI QUANHỆ GIỮA THUẾ VỚI KẾ TOÁN
VÀ THỰC TIỄNVẬNDỤNGTẠI VIỆT NAM
ThS. LÊ QUỲNH ANH
- Đại học Điện lực *
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc, vai trò của thông tin kế toán ngày càng trở
nên quan trọng. Thông tin kế toán có xu hướng phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng
có quan tâm. Trong đó, việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho mục đích thuế luôn được các quốc gia
quan tâm, tuy nhiên, giữa các quy định về thuế và khuôn mẫu kế toán liên quan luôn tồn tại khoảng cách
nhất định. Nghiên cứu các quan điểm về mối quan hệ giữa thuế và kế toán cũng như việc vận dụng mối
quan hệ này tại Việt Nam là việc làm cần thiết. Bài viết khái quát mối quan hệ giữa thuế và kế toán, làm rõ
hơn tầm quan trọng của việc vận dụng mối quan hệ này trong bối cảnh hội nhập.
Từ khóa: Chính sách thuế, chính sách kế toán, thông tin, doanh nghiệp
RELATIONSHIP BETWEEN TAX AND ACCOUNTING:
A RELATION TO VIETNAM DURING INTEGRATION
For a comprehensive economic integration, the
role of accounting information is considered
very important. This type of information is
now getting more suitable with the diversified
demands of the users. Among which, providing
accounting information for tax purposes is
concerned by nations, however, there are also
existed gaps between regulations of tax and
accounting. Therefore, a study of the relationship
between tax and accounting and application of
this relationship in Vietnam is believed a good
idea. This paper reviews the relationship between
tax and accounting to clarify the importance of
this relationship for economic integration.
Keywords: Tax policy, accounting policy, information,
enterprise
Ngày nhận bài: 10/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 22/5/2018
Ngày duyệt đăng: 31/5/2018
*Email:
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...121
Powered by FlippingBook