TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 5

4
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân,
tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của
pháp luật. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng
bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh
nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tư
nhân tăng nhanh và đang khẳng định vai trò chủ lực
trong nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được
khuyến khích phát triển.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt
được khá nhiều thành tựu, tuy nhiên, vẫn còn có
những bất cập, hạn chế như:
-
Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp.
Năng suất lao động thời gian qua tuy có cải thiện,
song mức năng suất lao động của nước ta hiện nay
còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Đáng
chú ý là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt
Nam với các nước khác tiếp tục gia tăng.
-
Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp
chuyển biến chậm, đào tạo chưa thật sự gắn với nhu
cầu xã hội. Nhiều sinh viên ra trường chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng, gặp khó khăn
trong xin việc.
-
Phát triển thị trường khoa học công nghệ còn
khó khăn, việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong
nhiều ngành nghề vẫn còn hạn chế.
-
Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn,
thách thức. Tham nhũng vẫn đang là vấn đề nhức
nhối trong xã hội. Đặc biệt, nhiều thế lực phản động,
chống phá luôn tìm cách tuyên truyền, vận động
người dân chống lại chính quyền.
-
Hiệu quả đầu tư chưa thực sự cao. Nhà nước
vẫn còn chậm đổi mới các chính sách liên quan
đến thu hút đầu tư nước ngoài. Việc thu hút các
dự án đầu tư nước ngoài tuy tăng về số lượng,
nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa
tốt. Vẫn còn có những dự án đầu tư hàm chứa tiêu
cực tác động xấu đến môi trường, sinh thái… ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâu dài của
đất nước.
-
Sức cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh
nghiệp và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong
nước còn yếu so với các nước. Các ngành kinh tế,
các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả
năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và
thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu,
kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát
triển... Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn
nhiều hạn chế.
-
Việc phát triển thể chế kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa tuy đã có những
chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc
xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản,
tài chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã
hình thành và phát triển nhưng hiệu quả chưa như
mong muốn.
-
Thị trường công nghệ chưa được hình thành
bền vững, doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm
nhiều đến đổi mới công nghệ, chưa quan tâm đến
các dự án theo chiều sâu. Doanh nghiệp tư nhân còn
khó khăn do thiếu vốn, thiếu công nghệ… Đặc biệt,
vai trò của kinh tế tư nhân tuy đã được xác định là
một trong những động lực quan trọng của nền kinh
tế nhưng cần có thêm những chính sách cụ thể để
phát huy trong thời gian tới.
-
Công tác quản lý, của Nhà nước, điều hành của
Chính phủ và quản trị của doanh nghiệp tuy đã có
sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được
yêu cầu của tình hình mới. Cơ chế chính sách thiếu
đồng bộ giữa các bộ, ngành về nguồn lực, chính
sách thuế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
và cơ sở hạ tầng…
-
Tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực là
chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các
bộ, ngành, giữa các cơ quan trung ương với các
BẢNG 1: TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng
năm 2017 (Điểm phần trăm)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số
6,68
6,21
6,81
6,81
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2,41
1,36
2,90
0,44
Công nghiệp và xây dựng
9,64
7,57
8,00
2,77
Dịch vụ
6,33
6,98
7,44
2,87
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
5,54
6,38
6,34
0,73
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...121
Powered by FlippingBook