TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 50

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
49
ta trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau.
Mốc đánh dấu quan trọng trong quá trình hoàn
thiện và phát triển chính sách thuế nước ta phải
kể đến đó là thời điểm năm 1990. Nếu như trong
giai đoạn 1951- 1954, nhờ triển khai tích cực chính
sách thuế đầu tiên của mình, với sự cố gắng to lớn
của các địa phương và nhân dân, Nhà nước đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ về mặt số thu.
Kể từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã có nhiều nỗ
lực trong cải cách chính sách thuế. Nhà nước đưa
ra mục tiêu thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước và là công cụ có hiệu lực
góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Đồng thời, phải tích cực góp phần thực hiện bình
đẳng, công bằng xã hội. Chính vì thế, các quy định
của thuế không ngừng được đổi mới, bổ sung. Các
quy định về thuế có thể tóm tắt cụ thể tại Bảng 2.
Cơ sở hình thành
mối quan hệ giữa thuế và kế toán
Mối quan hệ giữa thuế và kế toán được hình
thành trên những cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định. Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa thuế và
kế toán dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất,
thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam hình thành và phát triển mạnh mẽ: Ngày
11/7/1998, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 42/
NĐ-CP về chứng khoán và TTCK Việt Nam tạo nền
tảng pháp lý để hình thành và phát triển TTCK Việt
Nam. Nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, mặc
dù đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm
cùng với sự biến động của nền kinh tế, song TTCK
Việt Nam đã thể hiện đầy đủ đúng bản chất của một
thị trường, là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy
động vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời.
Thứ hai,
vai trò của Nhà nước đối với các quy
định của kế toán mang tính định hướng: Ở nước
ta hiện nay, việc ban hành các quy định về kế toán
chỉ mang tính hướng dẫn. DN căn cứ vào đặc điểm
sở hữu, đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt
động kinh doanh để áp dụng các quy định về kế
toán một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Thứ ba,
sự ra đời của các công ty cổ phần (CTCP),
tính chất sở hữu trong nền kinh tế là sở hữu tư nhân
mang tính chất đại chúng: Có thể nói, khái niệm về
CTCP ở nước ta còn khá mờ nhạt cho đến khi Luật
Công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức
CTCP mới chính thức được quy định cụ thể... Sau gần
10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được vai
trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc
phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các
quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên
tục biến đổi, Luật Công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập,
nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký
kinh doanh. Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua
Luật DN để thay thế cho Luật Công ty và Luật DN tư
nhân. Từ đó đến nay, Luật DN 1999 đã được bổ sung,
sửa đổi dưới tên gọi Luật DN 2005 và Luật DN 2014.
Trong các văn bản này, CTCP vẫn tiếp tục được ghi
nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến
các chuẩn mực quốc tế về quản trị CTCP.
Thứ tư,
vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp ngày
càng rõ nét: Các tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của nghề nghiệp kế toán - kiểm
toán. Ở Việt Nam, hiện nay, hoạt động của các hiệp
hội nghề nghiệp rất mạnhmẽ và ngày càng rõ nét như:
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là tổ
chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán tại Việt
Nam được thành lập năm 1994, là thành viên IFAC
từ năm 1998; là tổ chức duy nhất được Bộ Tài chính
ủy nhiệm tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành
nghề kế toán.
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) được thành lập năm 2005, là tổ chức nghề
nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại
Việt Nam. VACPA hiện nay là thành viên của VAA.
Mối quan hệ giữa chính sách thuế
và chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam
Với mô hình kế toán động là kế toán chính thống,
quan điểm phá vỡ liên kết hoàn toàn giữa thuế và
kế toán đang được áp dụng tại nước ta đang tồn tại
khoảng cách và sự khác biệt nhất định giữa thuế và
kế toán. Sự khác biệt giữa chính sách thuế nói chung
và chính sách thuế thu nhập DN (TNDN) nói riêng
với hệ thống kế toán mang tính tất yếu trong điều
kiện nền kinh tế thị trường và trong xu hướng toàn
cầu hóa nền kinh tế.
Kế toán DN Việt Nam được xây dựng dựa trên
Hệ thống văn bản
pháp luật
Thẩm quyền
ban hành
Ý nghĩa pháp lý
Những quy định kế toán được
luật hóa
Luật Kế toán
Quốc hội
Các nghị định hướng dẫn
Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của
Luật
Hệ thống
Chuẩn mực kế toán
Bộ Tài chính
Các quy định mực thước,
khuôn mẫu về
kế toán
Chế độ và văn bản
Hướng dẫn về kế toán
Bộ Tài chính,
Các bộ, ngành
Các quy định cụ thể về kế toán
cho các DN nói chung và từng
ngành, lĩnh vực
BẢNG 1: HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...121
Powered by FlippingBook