TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 51

50
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nguyên tắc nền tảng “DN hoạt động liên tục”, nên
được hoàn thiện theo hướng kế toán động, do vậy về
nguyên tắc sẽ tồn tại thái độ phá vỡ liên kết giữa kế
toán và thuế. Thái độ phá vỡ liên kết giữa thuế và kế
toánđược thể hiện rõ nét trong các quy định củaChuẩn
mực kế toán Việt Nam số 17 – “Thuế TNDN”và các
quy định về thuế TNDN có liên quan. Biểu hiện của
thái độ này, chính là việc: Tại Việt Nam luôn tồn tại hệ
thống báo cáo tài chính – Được lập và trình bày theo
Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; còn báo cáo
quyết toán thuế được lập và trình bày theo quy định
để phục vụ mục đích tính thuế của đơn vị. Các khoản
chênh lệch này dẫn đến sự khác nhau về kết quả kinh
doanh theo thuế và kế toán như sau:
Theo quy định của kế toán
Kết quả kinh doanh (còn gọi là lợi nhuận kế
toán): Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi
trừ thuế thu nhập DN, được xác định theo quy định
của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán:
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu và thu nhập khác theo quy
định của kế toán - Chi phí theo quy định của kế toán
Doanh thu, thu nhập khác và chi phí dùng để xác
định lợi nhuận kế toán được ghi nhận theo các quy
định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Theo quy định của thuế
Kết quả kinh doanh (hay còn gọi là thu nhập chịu
thuế): Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ,
được xác định theo quy định của Luật Thuế TNDN
hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập phải nộp
(hoặc thu hồi được):
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu và thu nhập khác theo quy
định của Luật thuế - Chi phí theo quy định của Luật thuế
Doanh thu, thu nhập khác và chi phí dùng để
xác định thu nhập chịu thuế được tính theo các quy
định của Luật Thuế TNDN hiện hành.
Sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế là do quy định khác nhau về doanh thu, thu
nhập khác và chi phí giữa các quy định của kế toán và
quy định của thuế (Thái độ nhằm phá vỡ liên kết giữa
kế toán và thuế). Ví dụ, về khoản chi phí lãi vay: Đối với
kế toán, khi DN không đủ vốn để thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh, DN vay vốn của các tổ chức tín
dụng, của người lao động… thì khoản lãi vay vốn này
chính là chi phí của DN. Tuy nhiên, theo quy định của
thuế thì có thể áp dụng theo các trường hợp sau:
- Trong trường hợp DN chưa góp đủ vốn điều
lệ: Phần lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu
không được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
- Trong trường hợp DN góp đủ vốn điều lệ: Phần
lãi vay của cá nhân tổ chức khác mà không phải
ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng vượt quá 150% lãi
suất ngân hàng sẽ không được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách
thuế và hệ thống kế toán Việt Nam đã dần dần thay
đổi để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế theo định
hướng kinh tế thị trường và hội nhập với các nền
kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Theo
đó, sự khác biệt giữa thuế và kế toán ngày càng trở
nên rõ nét. Sự khác biệt này còn rõ ràng hơn khi hệ
thống kế toán Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc
với thông lệ kế toán quốc tế.
Tóm lại, hiện nay, có hai quan điểm về mối quan
hệ giữa thuế và kế toán: Quan điểm liên kết kế toán
và thuế và quan điểm phá vỡ liên kết kế toán và thuế.
Việc lựa chọn áp dụng quan điểm nào là do sự ảnh
hưởng của Nhà nước đối với kế toán, do ảnh hưởng
của TTCK và tính chất sở hữu trong nền kinh tế…
Ở Việt Nam hiện nay, TTCK phát triển, vai trò của
Nhà nước đối với các quy định về kế toán mang tính
định hướng. Trong khi, kế toán Việt Nam lại dựa trên
nguyên tắc nền tảng là DN hoạt động liên tục, do đó
sẽ tồn tại thái độ phá vỡ liên kết giữa kế toán và thuế.
Hệ thống kế toán Việt Nam vì thế sẽ có sự khác nhau
giữa các quy định của kế toán và thuế. Để cung cấp
thông tin hữu ích và minh bạch, đòi hỏi hoạt động
kế toán phải chú trọng tới việc tính toán và xử lý các
chênh lệch giữa thuế và kế toán.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kế toán Việt Nam, Chủ biên GS., TS. NGND Ngô Thế Chi, PGS., TS.
Phạm Văn Đăng – Quá trình hình thành và phát triển, NXB Tài chính;
2. Giáo trình, Lý thuyết về kế toán, Vũ Hữu Đức, NXB Lao động;
3. “Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Tổng cục Thuế;
4. 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Hệ thống văn bản
pháp luật
Thẩm quyền
ban hành
Ý nghĩa pháp luật
Những quy định về thuế
được luật hóa
Luật Thuế
Quốc hội
Các nghị định hướng
dẫn
Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của
Luật
Thông tư
Bộ Tài chính –
Tổng cục Thuế
Các quy định cụ thể dẫn thi
hành Nghị định về thuế
Công văn
Bộ Tài chính –
Tổng cục Thuế
BẢNG 2: HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ THUẾ VIỆT NAM
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...121
Powered by FlippingBook