TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 57

56
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
tổ chức sẽ tạo ra một lợi thế quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của DN, nhằm đáp ứng được mục
tiêu của hệ thống ERP.
Thứ hai,
để những thông tin cung cấp là hữu ích,
đáng tin cậy, các nhà quản lý trong DN sản xuất thép
cần thường xuyên xác định những rủi ro hiện hữu và
tiềm ẩn trong hệ thống thông tin kế toán; xây dựng
quy trình đánh giá và phân tích các rủi ro, qua đó, xây
dựng các chiến lược để giảm thiểu tác hại của rủi ro
đến hoạt động kinh doanh, đảm bảo mục tiêu của DN.
Để thực hiện kiểm soát thông tin hướng đến
quản lý rủi ro trong hệ thống thông tin kế toán của
DN, cần có các điều kiện sau:
- Các nhà quản lý DN cần ý thức về rủi ro trong
việc cung cấp thông tin của hệ thống và quản lý
nó, coi đây là vấn đề trọng tâm trong xây dựng hệ
thống thông tin kế toán.
- DN cần có các chính sách về quản lý rủi ro
cụ thể với từng hoạt động của bộ phận trong DN
và phải có người chịu trách nhiệm trực tiếp trong
việc đánh giá và quản lý rủi ro. Đồng thời, tuân thủ
nguyên tắc phân công phân nhiệm vụ và thường
xuyên có các hoạt động giám sát việc thực hiện các
quy chế của DN.
Thứ ba,
thiết kế các chính sách, thủ tục kiểm soát phù
hợp với từng quy trình và giai đoạn của quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN nhằm đảm bảo các
chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện để đạt được mục
tiêu của DN. Thông thường, khi thiết kế thủ tục kiểm
soát, nhà quản lý hay quan tâm đến việc cân đối giữa
chi phí để thiết kế và vận hành thủ tục kiểm soát với
lợi ích (ngăn chặn và phát hiện sai phạm) của thủ tục
kiểm soát. Trong khi, chi phí cho thủ tục kiểm soát có
thể xác định một cách rõ ràng, lợi ích của thủ tục kiểm
soát thường bị ước tính thấp do nhà quản lý ít khi nhìn
nhận hết tác dụng ngăn chặn của thủ tục kiểm soát. Các
thủ tục kiểm soát thường không đầy đủ.
Thứ tư,
xây dựng hệ thống thông tin truyền thông
thực hiện xuyên suốt theo chiều từ trên xuống và từ
dưới lên, giúp cho mọi nhân viên đều nhận được
những thông tin cần thiết, hiểu rõ thông điệp từ nhà
quản lý cấp cao, đảm bảo tính chính xác, kịp thời,
đầy đủ, tin cậy về thông tin tài chính.
Thứ năm,
xây dựng hệ thống giám sát nhằm theo
dõi, đánh giá chất lượng việc thực hiện kiểm soát
nội bộ. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống
kiểm soát nội bộ cần được báo cáo lên cấp trên và
nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho
ban giám đốc hay hội đồng thành viên. DN cần thiết
phải có các chính sách kiểm tra giám sát tài chính,
khắc phục kịp thời các thiếu sót của các nhà quản lý.
Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo
hệ thống kiểm soát nội bộ luôn hoạt động hữu hiệu.
Hệ thống thông tin kế toán hỗ trợ cho quản
lý không chỉ thuần túy cung cấp các thông tin
đáng tin cậy, kịp thời về hoạt động thực tế, cụ thể
theo đối tượng kiểm soát mà còn phải có tác dụng
cảnh báo cho nhà quản lý về các chênh lệch đáng
kể trong hoạt động thực tế so với kế hoạch, dự
toán để nhà quản lý can thiệp và điều chỉnh. Vì
vậy, trong việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán
các DN sản xuất thép cần phải có thiết kế các kế
hoạch, dự toán, các định mức hoạt động, mức độ
cần được cảnh báo. Trên cơ sở các tiêu chuẩn này,
số liệu thực tế được ghi nhận và so sánh với các
tiêu chuẩn để đánh giá.
Nhìn chung, ứng dụng ERP đã đem lại những
thay đổi lớn với hệ thống thông tin kế toán và
chất lượng thông tin kế toán cung cấp. Nghiên
cứu quá trình kiểm soát thông tin kế toán trong
môi trường ERP giúp cho các DN xác định được
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán khi triển khai mô hình ERP, từ đó kiểm
soát được chất lượng thông tin kế toán cung
cấp, đảm bảo những thông tin kế toán cung cấp
là hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng bên
trong cũng như bên ngoài DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Bích Liên (2012), “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng
chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. Nguyễn Quang Quynh (2003), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội;
3. Henry Fayol (1949), “ General and Industrial Management”, NewYork
Pitman Publshing, pp. 107 – 109;
4. James A.Hall & Bennett, P.E (2011), “Accounting Information Systems”, 7
Edition, Lehigh University, South - Western College Publishing;
5. Marshhall B, Romney and Paul.J.Steinbart (2012), “Accounting Information
Systems” 13 Edition, Prentice Hall New Jersey, USA;
6. Ulric J. Gelinas, Jr., Richard B. Dull, và Patrick R. Wheeler (2012), “Accounting
Information Systems”, USA.
Nghiên cứu quá trình kiểm soát thông tin
kế toán trong môi trường ERP giúp cho các
DN xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán khi triển
khai mô hình ERP, từ đó kiểm soát được chất
lượng thông tin kế toán cung cấp, đảm bảo
những thông tin kế toán cung cấp là hữu ích
nhất cho các đối tượng sử dụng bên trong
cũng như bên ngoài DN.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...121
Powered by FlippingBook