TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 58

57
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
rộng, nghĩa là thành tựu công nghệ của ngành này
có thể áp dụng sâu rộng trong ngành khác và ngược
lại. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo
yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp
và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả
năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu
xã hội, tối ưu lợi ích cho các bên liên quan.
Ba công nghệ nền tảng của cuộc CMCN là dữ
liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn
vật. Dựa trên 3 công nghệ này, thế giới đã nghiên
cứu và phát triển các công nghệ ứng dụng mới như
công nghệ in 3D, máy móc tự động hóa và tích hợp
con người - máy móc là những động lực chính thúc
đẩy tăng năng suất công nghiệp.
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều công ty đa
quốc gia đang tích cực tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp (DN) trở thành một phần của chuỗi cung
ứng thông qua các chương trình hỗ trợ nâng cao
năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh
tranh. Nếu tận dụng được cơ hội, các DN Việt Nam
hoàn toàn có thể vượt qua những khó khăn về công
nghệ, tài chính, tìm kiếm khách hàng để bước vào
chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuộc CMCN 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức
cho các DN Việt Nam; trong đó, có những ngành sẽ
tăng trưởng mạnh mẽ. Ngược lại, cũng có những
ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Nhìn chung, các
ngành du lịch, thương mại nội địa, công nghệ thông
tin, giáo dục, y tế, xây dựng được hưởng lợi từ nền
tảng kết nối dữ liệu, số hóa.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đổi
mới về công nghệ. Điều này xuất phát từ bản chất
của cuộc CMCN 4.0 đó là dựa trên nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh.
Doanh nghiệp Việt Nam
với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN
4.0) được hình thành vào đầu những năm 2010.
Cuộc CMCN 4.0 được tạo nên bởi sự giao thoa của
các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây,
công nghệ di động không dây (wifi), trí tuệ nhân
tạo (robot), công nghệ tin học lượng tử, công nghệ
nano... Các công nghệ này có tính liên ngành sâu
DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
VỚI CUỘC CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP4.0
ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN
- Học viện Ngân hàng
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác động mạnh mẽ, toàn diện đến kinh tế - xã hội toàn cầu.
Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cuộc cách mạng này sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực.
Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể mang đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng
suất, tác động tích cực đến tăng trưởng dài hạn. Nền tảng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tận
dụng cơ hội này như thế nào đang là vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp.
Từ khóa: Doanh nghiệp, Cách mạng công nghiệp 4.0, cạnh tranh, hội nhập, kinh doanh, thị trường
VIETNAMESE ENTERPRISES WITH THE INDUSTRIAL
REVOLUTION 4.0
The Industrial Revolution 4.0 has a
comprehensive impact on the global
economy. In Vietnam, and in the context of
comprehensive integration, this revolution has
a profound impact on many sectors. Innovative
technological breakthroughs can bring miracles
to production,productivity and positive long-
term growth. The Industrial Revolution
4.0 also brings about great opportunities for
Vietnamese enterprises to participate in the
global supply chain. However, the issue of how
to take advantages of this opportunity has been
remained a problem to enterprises.
Keywords: Enterprise, Industrial Revolution 4.0, competi-
tion, integration, business, market
Ngày nhận bài: 5/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/6/2018
Ngày duyệt đăng: 22/6/2018
*Email:
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...121
Powered by FlippingBook