TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 59

58
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tăng 18,1% so với cùng kỳ, trong đó 5.061 DN có quy
mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5%.
Thực trạng phát triển trong nước cho thấy, trong
thời gian qua, các trụ cột chính để tiếp cận cuộc
CMCN 4.0 như hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn
nhân lực và thể chế đang có những bước tiến vững
chắc, đặc biệt, hạ tầng công nghệ thông tin đang có
những bước tiến lớn.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Việt Nam đã có hơn 40.000 trạm 4G và hơn 95% dân
số được phủ sóng, hơn 128 triệu thuê bao di động
với gần 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động, đạt
tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân. Thể chế của chúng ta cũng
đang từng bước hoàn thiện, phục vụ người dân và
DN ngày càng tốt hơn. Theo báo cáo đánh giá năng
lực canh tranh toàn cầu (GCI) 2017, Việt Nam đã
xếp hạng 55, tăng 5 bậc so với năm 2016 và 20 bậc so
với cách đây 5 năm. Báo cáo thường niên về chỉ số
thuận lợi kinh doanh 2017 của Ngân hàng Thế giới
cũng ghi nhận sự cải thiện của Việt Nam với vị trí
xếp hạn 82, tăng 9 bậc so với 2016.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát mới đây của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho
thấy, có tới 75% DN sản xuất ở Việt Nam đang sử
dụng máy móc hết khấu hao. Hiện có tới 90%DN Việt
Nam là DN nhỏ và vừa, thuộc các lĩnh vực gia công,
lắp ráp, chủ yếu sử dụng lao động là trình độ thấp.
Thực tế, phần nhiều DN Việt đang trong giai đoạn sử
dụng công nghệ 2.0, một số đang ở trong giai đoạn
giữa 2.0 và 3.0. Có 95% DN Việt Nam dùng Internet
nhưng 60% trong số đó gặp khó khăn khi ứng dụng
Internet vào các hoạt động. Bất cập hiện nay của các
DN là không đủ khả năng số hóa, ứng dụng dữ liệu
lớn vào phân tích, thiết kế, sâu chuỗi thành những
chuỗi giá trị. Điều này sẽ khiến thị phần tại nhiều thị
trường bị giảm nhất là các DN dệt may, da giày...
Hiện nay, DN nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm
khoảng 97% tổng số DN của Việt Nam, với nhiều
hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ,
mức vốn chỉ ở mức từ 4 - 7 tỷ đồng/DN; trình độ
khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp,
chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu... Cùng với đó, 80% - 90% máy móc sử dụng
trong các DN Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là
những công nghệ cũ từ thập niên1980-1990; khoảng
75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao,
hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, với những
đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông
minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công
nghệ trong cuộc cuộc CMCN 4.0, buộc các DN phải
có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất,
kinh doanh (Thái Linh, 2017).
Chính vì vậy, để thích ứng với đòi hỏi từ cuộc cách
mạng này, DN phải tăng cường đầu tư trang thiết
bị, công nghệ, máy móc, tự động hóa trong sản xuất
theo hướng áp dụng công nghệ mới, như: công nghệ
số và tích hợp các công nghệ thông minh nhằm tối
ưu quy trình và phương thức sản xuất.
Cuộc CMCN 4.0 giúp các DN có cơ hội mở rộng
thị trường; từ đó thúc đẩy DN phát triển. Do DN ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm,
điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi to lớn từ phía
cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng
năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông
vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và
chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các
chi phí thương mại được giảm bớt. Do đó, thị trường
của DN sẽ được mở rộng. Ứng dụng công nghệ tiên
tiến từ cuộc cách mạng sẽ làm giảm chi phí sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN.
Theo số liệu của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tháng 5/2018 diễn biến thị trường
nhìn chung có phần không được thuận như các tháng
trước đó, khi mà cả nước chỉ có 2.306 DN quay trở
lại nền kinh tế và giảm 29,7% so với tháng 4/2018. Số
DN tạm dừng hoạt động lại tăng 11,7% với 6.855 DN
đồng thời có 834 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm
39,5%. Tính chung 5 tháng, số DN đăng ký thành lập
mới và DN quay trở lại hoạt động lên gần 65.600 DN.
Theo lĩnh vực hoạt động, các DN thành lập mới có
xu hướng tập trung vào các ngành bán buôn, bán
lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy (chiếm 33,9%), xây dựng
(chiếm 13,6%), công nghiệp chế biến - chế tạo (chiếm
12,4%)... So với số DN đi vào nền kinh tế, số DN tạm
ngừng hoạt động trong 5 tháng là rất lớn, chiếm hơn
một nửa, với 33.399 DN, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Thông thường, các ngành dễ vào thì cũng dễ ra, ví
dụ như, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe
máy có 6.300 (chiếm 39,1%), xây dựng (chiếm 15,3%),
công nghiệp chế biến - chế tạo (chiếm 12,4%). Số DN
hoàn tất thủ tục giải thể trong 5 tháng là 5.533 DN,
HÌNH 1: TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DN
TRONG CÁC THÁNG ĐẦU NĂM 2018
Nguồn: Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...121
Powered by FlippingBook