TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 6

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
5
hiện cụ thể vào một số lĩnh vực ở địa phương để
Việt Nam hòa chung vào dòng chảy của cách mạng
công nghiệp trên thế giới.
Năm là,
tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Chú trọng đến chất lượng giáo dục
và đào tạo. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng
giáo dục và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo
dục đại học, nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả dạy
nghề, khuyến khích hợp tác giữa cơ sở đào tạo với
cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp. Khuyến khích
đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học,
công nghệ. Phát triển hiệu quả thị trường khoa học,
thị trường lao động.
Sáu là,
cần chủ động đánh giá, phân tích dự báo
tình hình thế giới và khu vực để có chủ trương, đối
sách phù hợp, nhất là các vấn đề biên giới, biển
đảo, an ninh phi truyền thống, an ninh mạng, an
ninh nông thôn; Thực hiện hiệu quả tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị -
xã hội; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo tránh xa sự lợi dụng của các thế lực thù địch và
chống phá cách mạng.
Bảy là,
thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội,
phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công với
cách mạng, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng; Tiếp
tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững; Công tác trợ giúp
đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên
tai được hỗ trợ kịp thời, sớm ổn định đời sống, khôi
phục sản xuất.
Tám là,
chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kỹ
thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào phát
triển kinh tế; Đầu tư cho cán bộ, người lao động
được học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ;
Có chính sách khuyến khích các công trình nghiên
cứu, các sản phẩm có tính ứng dụng khoa học công
nghệ tiên tiến.
Chín là,
đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các
bộ, ngành, giữa các cơ quan trung ương với các địa
phương, giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với các doanh
nghiệp; Phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các
thành phần kinh tế...
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 48/2017/QH14 về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2018;
2. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017;
3. TS. Nguyễn Minh Phong, Kinh tế năm 2018 hiện diện những thách thức,
khó khăn mới;
4. Các website:
;
..
địa phương, doanh nghiệp chưa tốt. Nhiều vấn đề
mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là
trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao
sức cạnh tranh, phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế
thị trường.
Phát triển kinh tế Việt Nam
theo hướng bền vững
Để phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền
vững, khắc phục những tồn tại, trong quá trình phát
triển, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
Một là,
tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật
pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều
kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận
hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; Tạo môi trường
kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư
nhân, thu hút chọn lọc nguồn vốn đầu tư nước
ngoài; Phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo; Phát
huy các thế mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng
và đô thị; Đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội;
Phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Hai là,
cần tạo ra một hành lang pháp lý vững
chắc về các thiết kế tài chính, công khai minh
bạch thông tin, thúc đẩy mối liên kết giữa khu
kinh tế công và tư, nhằm hướng tới xây dựng một
môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.
Cùng với đó, cần có chính sách tốt hơn cho khu
vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
nghiệp, giúp họ tận dụng tốt hơn cơ hội và vượt
qua những thách thức, trở ngại từ hội nhập quốc
tế và trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4.
Ba là,
Chính phủ và các bộ, ngành cần xác định
việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao
năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng
đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng
trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Bốn là,
nghiên cứu thấu đáo nội hàm, phương
thức vận hành của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, làm rõ những cơ hội, thách thức và điểm
mạnh, điểm yếu của nền kinh tế, từ đó đề xuất thực
Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng
từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng
năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc so với năm
2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.
Đây là điều kiện tốt để nền kinh tế Việt Nam
tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...121
Powered by FlippingBook