TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 63

62
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
70% giá vé, nhất là khi đặt vé sớm); Khuyến mại liên
tục; Máy bay mới; Tránh giờ cao điểm (Giá bay thấp
hơn nếu đi trên những chuyến bay đêm hoặc không
vào khung giờ cao điểm).
Tuy nhiên, hàng không giá rẻ cũng còn vài mặt
hạn chế như: (i) Chi phí “tiềm ẩn” (hành khách chịu
chi phí cho một phần hành lý, phí, thuế hay phí bảo
hiểm… sẽ làm tăng giá vé); (ii) Một số hãng hàng
không giá rẻ sẽ yêu cầu phải mua vé khứ hồi. Giá vé
sẽ có thể tương tự hoặc đắt hơn vé đi một chiều; (iii)
Các hãng hàng không thường chỉ có vé giá rẻ vào
buổi sáng sớm hoặc bay nửa đêm. Một số chuyến
bay vào khung giờ này có thể bị hoãn để dồn khách
cho đủ chuyến; (iv) không được hoàn vé/tiền; (v)
Giới hạn hành lý. Rất nhiều hành khách cũng bị giới
hạn đối với hành lý xách tay khi dùng vé giá rẻ.
Hành khách sẽ bị tính thêm tiền khi làm thủ tục đối
với hành lý quá cân…
Trước sức hấp dẫn từ thị trường hàng không giá
rẻ, không ít doanh nghiệp mong muốn nhập cuộc
thị trường này. Mới đây nhất, vào tháng 3/2017,
Thiên Minh Group, mà cụ thể là công ty con Gumin
đã bắt tay với Air Asia lập thêm hãng hàng không
mới, dự kiến cất cánh vào cuối năm 2018. Trong đó,
Gumin sẽ sở hữu 70% cổ phần, Air Asia nắm 30%.
Không chỉ hãng hàng không ngoại mà ngay cả
những doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy
mạnh tham gia vào thị trường hàng không giá rẻ.
Một doanh nghiệp không có mối liên hệ nào với lĩnh
vực hàng không như FLC cũng tuyên bố sẽ gia nhập
thị trường với tham vọng thành lập hãng hàng không
Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) có vốn điều lệ 700 tỷ
đồng và đệ đơn xin phê duyệt lên Cục Hàng không.
Trước đó, hãng hàng không Vietstar Airlines thành
lập vào giữa năm 2016 cũng đang chờ được phê
duyệt cấp phép. Trong khi đó, VietnamAirlines cũng
đang xây dựng đề án thành lập hãng hàng không
SkyViet trên cơ sở tổ chức lại VASCO…
Tài liệu tham khảo:
1. NângcaosứccạnhtranhcủacácdoanhnghiệpthươngmạiViệtNamtronghộinhập
kinh tế quốc tế, Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao động Xã hội, HàNội (2014);
2. TS. Nguyễn Hải Quang, Luận án “Hàng không Việt Nam - Định hướng phát
triển theo mô hình tập đoàn kinh tế” (2008);
3. “Designing and Executing Strategy in Aviation Management - Chiến lược điều
hành trong quản lý hàng không” của Triant G. Flouris và Shron L. Oswald (1995);
4. “Competition Versus Predation in Aviation Markets, Cạnh tranh trong thị
trường hàng không” của Peter Forsyth, David W. Gillen, Dr Otto G. Mayer và
Hans-Martin Niemeier (1998);
5. “Strategic Management in the Aviation Industry - Quản lý chiến lược công
nghiệp hàng không” củaWerner Delfmann Herbert Baum, Stefan Auerbach,
Sascha Albers (2000).
Nếu như hai xu hướng trên đòi hỏi sự đầu tư lâu
dài về nguồn lực, mang tầm nhìn trung và dài hạn,
thì hướng đi thứ ba được nhiều hãng khai thác hơn:
đẩy mạnh hợp tác chiến lược. Một mô hình độc đáo
của xu hướng này là sự hậu thuẫn của hãng hàng
không truyền thống dành cho “anh em” giá rẻ của
mình. Điển hình như Germanwings, tân binh mới
của phân khúc giá rẻ đã nhanh chóng làm nên tên
tuổi nhờ vào sự hỗ trợ của Lufthansa khi chinh phục
các thị trường khó tính tại châu Âu.
Việt Nam cũng có trường hợp tương tự giữa
Jetstar Pacific và VietnamAirlines (VNA). Ngoài việc
thừa hưởng kinh nghiệm và nguồn lực của VNA về
vận hành, nhân sự và dịch vụ, Jetstar Pacific nhanh
chóng tận dụng được nền tảng có sẵn của VNA với
chiến lược thương hiệu kép. Cụ thể, thông qua liên
doanh, Jetstar khai thác được nhiều chuyến bay hơn
nhờ vào tần suất bay của VNA. Cả hai đã xây dựng
và bổ sung đường bay trục Hà Nội và TP.Hồ Chí
Minh với tần suất 45 chuyến bay/chiều/ngày, nên
gần 30 phút là có một chuyến bay. Ngoài ra, Jetstar
còn hợp tác với VNA ở chương trình Bông sen vàng
(Lotus miles), cho phép hội viên có thể tích lũy dặm
bay, đổi vé thưởng khi bay với Jetstar Pacific dù là
với giá vé rẻ siêu khuyến mãi 11.000 đồng điều mà
trước nay không hãng giá rẻ nào làm được tại thị
trường Việt Nam. Đây là một trong những ví dụ
điển hình của chiến lược được cho là khá đột phá
của hàng không giá rẻ.
Thực trạng và tiềm năng
phát triển hàng không giá rẻ ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có 4 hãng hàng không đang
khai thác thị trường nội địa gồm Vietnam Airlines,
Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO. Trong đó,
Vietnam Airlines đang sở hữu VASCO và gần 70%
vốn tại Jetstar. Vì thế, cuộc cạnh tranh thực sự chỉ
có giữa hai hãng lớn là Vietnam Airlines và Vietjet
Air. Năm 2017, Vietjet bám sát Vietnam Airlines
ở thị phần hàng không nội địa, lần lượt là 41,5%
và 42,5%. Hiện tại, Vietjet đang có những bứt phá
mạnh mẽ trong cuộc đua giành thị phần.
Trong khi đó, hàng không giá rẻ Jetstar Pacific
(JPA) vận chuyển xấp xỉ 3,2 triệu khách, tăng gấp
rưỡi (54,5%) và vận chuyển hàng hóa cũng tăng
tới 57%. Hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 85,3%.
Hành khách bay của VASCO cũng tăng gần 44%.
Từ kết quả kinh doanh trên, thị phần vận chuyển
hành khách của các hãng hàng không nội địa đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ.
Hàng không giá rẻ có nhiều ưu điểm gồm: Giá
thấp (giúp hành khách tiết kiệm đến 50 thậm chí là
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...121
Powered by FlippingBook