TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 66

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
65
mệnh giá). Đây là loại trái phiếu có kỳ hạn 13 tháng
với lãi suất 10%/năm. Không lâu sau kế hoạch này,
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 của
Công ty thông qua phương án phát hành tới 40
triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng
lên 1.000 tỷ đồng.
Một trường hợp tăng vốn lớn nữa là CTCK
Yuanta Việt Nam (được đổi tên từ CTCK Đệ Nhất
vào tháng 2/2018). Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2018 của Công ty vào cuối tháng 4/2018
đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ tới 70
triệu cổ phần (tỷ lệ 3:7) cho cổ đông hiện hữu để
tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng hiện tại lên tới 1.000
tỷ đồng. Sau đợt tăng vốn này, cổ đông ngoại có thể
sở hữu lượng cổ phần tại Công ty lên đến 100%. Kế
hoạch tăng vốn, để thành công là thách thức lớn với
Yuanta Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Công ty
làm ăn thua lỗ. Trong quý đầu tiên hoạt động dưới
cái tên mới, Công ty đã đối mặt với thua lỗ, mặc
dù doanh thu tăng mạnh. Quý I/2018, Công ty ghi
nhận 23,7 tỷ đồng doanh thu, lỗ 2,5 tỷ đồng, trong
khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 8,5 tỷ đồng doanh thu
nhưng lãi 4,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong kế hoạch
kinh doanh năm 2018, Yuanta Việt Nam đặt mục
tiêu lỗ 23,6 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy phương thức phát hành cổ
phiếu - vốn là “món” cổ đông đã ngán, càng những
công ty làm ăn èo uột, triển vọng phát triển mờ mịt,
thì không dễ huy động vốn thành công, nhất là với
tham vọng huy động được lượng vốn lớn gấp nhiều
lần so với mức vốn hiện tại.
Sau cải cách, bên cạnh những CTCK loay hoay
chiếm lĩnh thị trường bằng cách truyền thống như
mở thêm văn phòng giao dịch, tăng nhân sự… một
số CTCK đang có tham vọng góp mặt vào những
mảng thị trường mới
như phái sinh tiềm năng,
nhưng cũng nhiều thách
thức. Trong quý IV/2018,
chứng khoán Everest có
kế hoạch tăng vốn từ 600
tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Số vốn huy động được,
ngoài bổ sung nguồn vốn
cho tự doanh, cho vay
giao dịch ký quỹ, Everest
tham vọng đáp ứng tiêu
chuẩn để đặt chân vào thị
trường chứng khoán phái
sinh. Đây là sân chơi vốn
không dành cho những
CTCK đơn thuần thỏa
mãn tiêu chuẩn về vốn, mà còn phải đáp ứng các đòi
hỏi cao về quản trị rủi ro, chất lượng nguồn nhân
lực, có bề dày về năng lực sáng tạo sản phẩm, dịch
vụ mới, cũng như khả năng chống đỡ với những
biến cố trên thị trường. Trong khi đây là những đòi
hỏi mà những CTCK “mới ốm dậy” sau tái cơ cấu
không dễ đáp ứng…
Ngoài cuộc đua tăng vốn, chiếm lĩnh thị trường,
còn một cuộc đua nữa trong khối CTCK hình thành
mới sau nỗ lực đổi tên, tái cấu trúc, đó là cuộc đua
lên sàn. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm
2018 của Everest vừa thông qua phương án niêm
yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) trong năm nay. Cũng với ý định tương tự,
CTCK SmartInvest với hiệu quả kinh doanh èo uột,
hình ảnh thương hiệu vẫn tiếp tục mờ nhạt như khi
còn hoạt động dưới tên cũ là CTCK Gia Anh thể
hiện tham vọng đưa cổ phiếu lên sàn.
Để nhóm CTCK sau tái cơ cấu nói riêng, khối
CTCK nói chung có thêm cơ hội phát triển, trong
thời gian tới, cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên
cứu các chính sách mới, đưa vào áp dụng các sản
phẩm giao dịch mới như: giao dịch trong ngày, giao
dịch tần suất cao… nhằm vừa giúp nhà đầu tư có
nhiều cơ hội đầu tư hơn trên thị trường, vừa tạo
thuận lợi cho CTCK kinh doanh…
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 1826/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”;
2. Quyết định số 62/2012/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về phê duyệt Đề án tái cấu
trúc các công ty chứng khoán;
3. Quyết định số 247/QĐ-UBCK ngày 3/4/2018 của Chủ tịch UBCKNN về chấm dứt
hoạt động kinh doanh được cấp phép của Công ty cổ phần chứng khoán Tonkin;
4. Website:
,
ww.vsd.vn.
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ I/2018 CỦA CÁC CTCK SAU ĐỔI TÊN (Tỷ đồng)
Tên trước
khi đổi
Tên sau khi đổi
Vốn chủ
sở hữu
Doanh thu
quý I/2018-quý I/2017
Lợi nhuận sau thuế
quý I/2018 -quý I/2017
Đông Nam Á Asean
951,1
44,7/31,9
0,228/6,8
Đại Dương Everest
705,8
57,6/12,5
34,6/1,2
Phương Nam Funan
358
17,5/32,2
3,6/25,6
Mê Kông
HFT
83,5
3,1/1,2
1,2/0,415
Phượng
Hoàng
Kiến thiết
Việt Nam
41,9
0,353/0,103
-2,3/-1,7
Maritime
KB Việt Nam
513,2
43,5/22,8
10,2/2,8
Gia Anh
Smart Invest
307,7
5,9/-
2,9/-2,4
Đệ Nhất
Yuanta Việt Nam
343,4
23,7/8,5
-2,5/4,1
Nam An
Shinhan
Việt Nam
795,2
15,4/1,3
8,6/-3,8
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...121
Powered by FlippingBook