TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 69

68
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Theo đó, các nhà máy chế biến cà phê Việt Nam cần
phát triển theo mô hình hãng với thương hiệu riêng,
liên kết chặt chẽ với các chủ nông trại để xây dựng vùng
nguyên liệu ổn định, đồng thời mở rộng quan hệ hợp
tác kinh doanh với các công ty thương mại để mở rộng
mạng lưới phân phối sản phẩm đã được chế biến.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
- Đối với hoạt động xuất khẩu, tăng cường sự
tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu hàng cà phê với tư cách là những nhà
xuất khẩu độc lập, mua gom cà phê ở trong nước và
bán hàng cho người mua độc lập. Đồng thời, tham
gia vào chuỗi liên kết phụ thuộc bằng cách thu mua
gom cà phê ở trong nước, liên kết với các đối tác
nước ngoài thông qua đầu tư, liên doanh, nhượng
quyền thương mại để xuất khẩu trực tiếp cho bạn
hàng nước ngoài quen biết, có quan hệ hợp tác chặt
chẽ lâu dài để củng cố vị thế của doanh nghiệp mình
với tư cách là nhà cung ứng nguồn cà phê chế biến
có uy tín, có bạn hàng nhập khẩu ổn định.
- Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần
thương mại ngành trước hết là các kho dự trữ, vận
tải và bảo hiểm. Trên thực tế, khâu xuất khẩu cà phê
nhân và khâu vận tải, bảo hiểm chiếm tới 14% giá
trị gia tăng bán lẻ cà phê, nếu thực hiện tốt các khâu
này trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, các công ty
thương mại xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ có vị thế
đáng kể và là một tác nhân đóng góp phần trọng yếu
trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, nâng cao sức cạnh
tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu
và hướng vào việc tăng tỷ trọng giá trị gia tăng, đẩy
mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
trên phương diện của từng doanh nghiệp cũng như
của Nhà nước; Từng bước tiến tới bán cà phê trực
tiếp cho những chế biến quốc tế, không qua trung
gian; Đẩy mạnh việc tham gia vào thị trường cà phê
kỳ hạn và sử dụng công cụ chốt giá phòng chống rủi
ro; xây dựng chợ và sàn giao dịch đối với cà phê.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Phương Linh, Phân tích sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành cà phê Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 07/2017;
2. TS. Hồ Thanh Thủy, 2017: Giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho
nông sản Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận chính trị;
3. ThS. Nguyễn Thị Huyền: Hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê Việt Nam (
.
vn/vn/news/img/doi-song/1551/hoan-thien-chuoi-gia-tri-ca-phe-viet-nam.vlr);
4.
-
ca-phe-viet-nam-nhung-nam-gan-day-27.html;
5. Bộ Công Thương,
; Bộ NN & PTNT,
agri.gov.vn.
sức quan trọng, có thể quyết định đến sự thành
công của một ngành hàng và đối với ngành hàng
cà phê cũng vậy. Do đó, để thực hiện tốt khâu này
cần tập trung vào các nội dung sau: Đầu tư mạnh
cho nghiên cứu khoa học về giống; Tăng cường tiềm
lực khoa học và công nghệ trong sản xuất, kết hợp
với công nghệ thông tin; Đưa nhanh công nghệ mới
vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cần củng cố
và tăng cường đầu tư cho một số trung tâm nghiên
cứu khoa học cơ bản hiện đại, nhất là về công nghệ
sinh học, tạo bước đột phá mới về giống, quy trình
sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm khắc phục những
yếu kém về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh của cà phê Việt Nam, tiến tới có thể xâm nhập
sâu rộng ở thị trường nước ngoài.
Nâng cao giá trị gia tăng từ khâu sản xuất
Trong sản xuất cần phát huy tổng hợp được
những lợi thế từ thiên nhiên đến con người, thị
trường để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Trong đó, tập trung vào nội dung cơ bản như:
-Khai thácvàphát huy lợi thếvềkhí hậu, thổnhưỡng
để chuyên môn hóa trồng trọt, tạo lập lợi thế phát triển
theo quy mô. Tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ
bản là mở rộng quy mô sản xuất đủ lớn để có thể tiếp
nhận giống mới và quy trình/công nghệ canh tác tiên
tiến; nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của thị trường cà phê thế giới. Về lâu dài,
các chủ nông trại cà phê Việt Nam có thể kéo dài chuỗi
giá trị bằng việc nhân rộng giống cây trồng để cung cấp
giống mới cho các nước khác trong khu vực ASEAN và
chuyển giao công nghệ canh tác trên cho các chủ nông
trại ở các nước khác trong khu vực, từ đó tạo thêm giá
trị gia tăng của khâu gieo trồng.
- Nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam
phải hướng vào việc xây dựng chiến lược phát triển
bền vững. Phải tính toán thị trường, điều kiện sản
xuất, xuất khẩu và hiệu quả của cà phê, trên cơ sở
đó, quy hoạch diện tích ổn định. Loại bỏ những diện
tích cây trồng kém hiệu quả, nằm ngoài quy hoạch,
trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên sinh thái
không phù hợp, củng cố và trồng mới ở những nơi
có điều kiện sản xuất thích hợp.
Nâng cao hiệu quả thu gom và chế biến
Xây dựng các nhà máy chế biến cà phê có quy mô
lớn. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh hoạt động marketing xây
dựng nhãn hiệu riêng và liên kết với các hãng thương
mại cà phê để mở rộng mạng lưới phân phối trực tiếp
sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới. Đồng thời, mở
rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đã được chế biến.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...121
Powered by FlippingBook