TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 72

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
71
CSCT đến giá trị DN và những nhân tố quyết định
CSCT của công ty đã được tranh luận bởi nhiều nhà
nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm
để kiểm định được tiến hành ở nhiều quốc gia,
nhiều nhất là ở Mỹ. Tuy nhiên, các kết quả không
nhất quán hỗ trợ các lý thuyết này. Từ thực tế đó,
có thể thấy một số vấn đề nghiên cứu tiềm năng về
CSCT xuất phát từ những đặc trưng của thị trường
chứng khoán và các công ty cổ phần niêm yết Việt
Nam như sau:
Thứ nhất,
ở thị trường chứng khoán Việt Nam,
đa phần NĐT là những cá nhân, hơn nữa các công
ty cổ phần Việt Nam thường được sở hữu và kiểm
soát bởi những cổ đông lớn, mức độ tập trung sở
hữu rất cao. Nghiên cứu tác động của tập trung sở
hữu đến CSCT sẽ đánh giá được sự phù hợp của lý
thuyết đại diện.
Thứ hai,
thanh khoản của thị trường chứng khoán
Việt Nam chưa cao. Vì vậy, các NĐT không dễ thay
thế cổ tức tiền mặt bằng cách bán chứng khoán như
lý thuyết của MM. Nghiên cứu quan hệ giữa CSCT
với thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán có thể đưa ra một lý do cho việc trả cổ tức của
các công ty và một bằng chứng về ảnh hưởng của
CSCT đến giá trị cổ phiếu.
Thứ ba,
bất cân xứng thông tin là một đặc điểm
của các thị trường mới nổi như Việt Nam, ở đó
CSCT có thể truyền đạt những thông tin quan trọng
cho NĐT về triển vọng phát triển của công ty. CSCT
cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư
và chi phí vốn nên sẽ ảnh hưởng đến giá trị công ty,
nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa CSCT và giá trị
DN không những cung cấp một bằng chứng về tầm
quan trọng của CSCT đối với giá trị DNmà còn giúp
các công ty có được CSCT hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Baker và Wurgler (2004b), ‘A catering theory of dividends’. Journal of
Finance, 59, 1125–1165;
2. Black và Scholes (1974), ‘The effects of dividend yield and dividend policy on
common stock prices and returns’. Journal ofFinancial Economics, 1, 1–22;
3. DeAngelo, DeAngelo và Skinner (2000), ‘Special dividends and the evolution
of dividend signaling’. Journal of Financial Economics, 57, 309-354;
4. Easterbrook, F. (1984), ‘Two agency cost explanations of dividends’.
American Economic Review, 74, 650–659;
5. Jagannathan, Stephens, và Weisbach (2000), ‘Financial flexibility and
the choice between dividends and stock repurchases’. Journal of Financial
Economics, 57, 355–384;
6. Miller và Rock (1985), ‘Dividend policy under asymmetric information’.
Journal of Finance, 40, 1031–1051;
7. Shleifer và Vishny (1997), ‘A survey of corporate governance’. Journal of
Finance, 52, 737–783.
triển bởi Baker và Wurgler (2004) với điểm mấu
chốt là các nhà quản lý sẽ cung cấp cho các NĐT
những gì họ muốn ở hiện tại. Lý thuyết này có 3
thành tố cơ bản:
-
Vì lý do tâm lý hay tổ chức, có một bộ phận
NĐT có nhu cầu không hợp lý hoặc thay đổi theo
thời gian đối với cổ phiếu trả cổ tức.
-
Những giới hạn đối với hoạt động kinh doanh
chênh lệch giá cho phép nhu cầu này ảnh hưởng
đến giá hiện hành của cổ phiếu.
-
Các nhà quản lý đối chiếu, so sánh một cách
hợp lý lợi ích trong ngắn hạn của việc định giá sai
hiện tại với chi phí trong dài hạn và sau đó đưa ra
quyết định chi trả cổ tức.
Lý thuyết chính sách cổ tức theo vòng đời doanh nghiệp
Theo L.T. Bulan và N. Subramanian (2008),
lý thuyết cổ tức theo vòng đời DN được phát
triển bởi Mueller (1972). Lý thuyết vòng đời DN
cho rằng, một công ty trẻ có nhiều cơ hội đầu tư
nhưng lại không có đủ lợi nhuận để có thể đáp
ứng tất cả các nhu cầu tài trợ. Kết quả là công
ty sẽ để dành tiền mặt bằng cách bỏ qua cổ tức.
Qua thời gian, sau giai đoạn tăng trưởng, công
ty sẽ vươn đến giai đoạn bão hòa, tại đây các cơ
hội đầu tư bị sụt giảm, tốc độ tăng trưởng và khả
năng sinh lợi xuống thấp, rủi ro hệ thống giảm
xuống và công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so
với các đầu tư, công ty bắt đầu trả cổ tức để phân
phối lợi nhuận cho cổ đông.
Lý thuyết vòng đời dự kiến rằng, công ty sẽ trả
cổ tức khi tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh lợi
của công ty sụt giảm trong tương lai. Điều này trái
ngược với lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết dự đoán
rằng, công ty sẽ trả cổ tức để phát tín hiệu ra thị
trường rằng, cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lợi
của công ty đã được cải thiện, nghĩa là việc bắt đầu
cổ tức và tăng cổ tức truyền đạt các thông tin tốt.
Kết luận và ý tưởng nghiên cứu
chính sách cổ tức ở Việt Nam
Lý do của việc chi trả cổ tức, ảnh hưởng của
Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty có
thể có được thu nhập dưới dạng cổ tức tiềnmặt
hoặc lãi vốn khi bán cổ phiếu trong tương lai.
Nếu công ty quyết định chia hết lợi nhuận cho
cổ đông và tài trợ cho các dự án mới bằng cổ
phiếu mới, cổ đông hiện hữu sẽ nhận được cổ
tức tiền mặt cao và không có được các khoản
lãi vốn trong tương lai.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...121
Powered by FlippingBook