TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 73

72
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Theo luận giải của lý thuyết chi phí đại diện, các nhà
quản lý miễn cưỡng thực hiện các dự án rủi ro do
lo ngại đến phúc lợi cá nhân của họ. Bertrand và
Mullainathan (2003) chứng minh rằng các nhà quản
lý thường không muốn đối diện với bất kỳ rủi ro nào.
Trong khi đó, nghiên cứu của Low (2009) khẳng định
các nhà quản lý có địa vị trở nên an toàn hơn trong
việc giảm chấp nhận rủi ro của họ. Nghiên cứu của
Mishra (2011) chứng minh rằng việc giám sát tốt hơn
là nên thông qua nhiều cổ đông lớn sẽ đi kèm với
chấp nhận rủi ro cao hơn.
Kogan và Wallach (1964) lập luận rằng một nhóm
ra quyết định mà có quy mô càng lớn càng làm giảm
khuynh hướng chấp nhận rủi ro của nhóm. Lý do là
vì, với những quyết định gây nhiều tranh cãi thì sẽ
khó khăn hơn để đạt được một sự đồng thuận trong
một nhóm lớn những người đồng cấp. Mặt khác,
nếu ủng hộ một biện pháp thay thế thận trọng là
khó có khả năng được đáp ứng có thể đối mặt với
sự phản đối quyết liệt. Do đó, các nhóm lớn cần phải
thể hiện vị trí ôn hòa mà đại diện cho một sự thỏa
hiệp giữa các vị trí cá nhân của nhóm (Moscovici &
Zavalloni, 1969).
Bar và cộng sự (2005) xem xét hành vi của các quỹ
tương hỗ mà có quản lý là cá nhân và các quỹ tương
hỗ được quản lý theo nhóm. Phát hiện chính của họ
là các quỹ quản lý nhóm ít có khả năng đi chệch khỏi
phong cách đầu tư có chủ ý của họ. Các quỹ này
cũng hiển thị một xu hướng bầy đàn cao hơn so với
các quỹ có quản lý cá nhân. Hậu quả là một sự khác
biệt rõ rệt về biến động lợi nhuận giữa hai loại quỹ,
nhưng không có sự khác biệt rõ ràng về lợi nhuận
trung bình.
Sah và Stiglitz (1986, 1991) cụ thể hóa các ý tưởng
Các nghiên cứu liên quan
Cơ cấu hội đồng quản trị (HĐQT) hợp lý như
quy mô, thành phần… quan trọng không chỉ đối với
cổ đông mà còn đối với hoạt động bình thường của
DN. Jensen (1993) khẳng định rằng các đặc điểm của
HĐQT (quy mô, thành phần, cấu trúc sở hữu) là các
công cụ phản ánh hiệu quả của HĐQT trong hoạt
động kiểm soát các nhà quản lý cũng như mức chấp
nhận rủi ro. Chấp nhận rủi ro là điều quan trọng góp
phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp (DN).
TÁC ĐỘNG CỦA QUYMÔHỘI ĐỒNGQUẢNTRỊ ĐẾNMỨC
CHẤPNHẬNRỦIROCỦACÁCCÔNGTYCỔPHẦNTẠIVIỆTNAM
ThS. MAI THỊ PHƯƠNG THÙY
- Đại học Văn Lang *
Mối quan hệ giữa quy mô của hội đồng quản trị và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp là hướng
nghiên cứu tương đối mới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu dữ liệu được thu
thập từ Báo cáo thường niên của 97 công ty phi tài chính (gồm: ngành công nghiệp, nguyên vật liệu và
hàng tiêu dùng thiết yếu) niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), giai đoạn 2007-
2016, bài viết giải quyết hai vấn đề quan trọng, đó là kiểm định tác động âm của quy mô hội đồng quản trị
đến chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp có được tìm thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khóa: Hội đồng quản trị, doanh nghiệp, mức độ chấp nhận rủi ro.
IMPACT OF MANAGEMENT BOARD’S SIZE ON THE RISK
ACCEPTANCE OF JOINT-STOCK COMPANIES IN VIETNAM
The relationship between the size of
management board and the risk acceptance
level of enterprises is a new way of corporate
management research. By investigating data
collected from annual financial reports of 97
non-financial companies (including: industry,
material and essential consumer goods) listed
on HOSE for the period of 2007-2016, the
paper concentrates on two important issues:
to test the negative impact of the size of
management board on the risk acceptance
level of enterprises in Vietnam.
Keywords: Management board, enterprise, risk acceptance level
Ngày nhận bài: 29/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/6/2018
Ngày duyệt đăng: 19/6/2018
*Email:
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...121
Powered by FlippingBook