TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 76

75
cột trong cơ cấu kinh tế hàng hải.
Trong cơ cấu kinh tế biển ở Anh, công nghiệp tàu
biển và năng lượng biển là hai ngành mạnh nhất với
vị trí thứ 4 châu Âu về công nghiệp đóng tàu và số
1 thế giới về nghiên cứu và chuyển đổi năng lượng
biển. Đây cũng là hai ngành được Chính phủ Anh
chú trọng đầu tư phát triển. Lĩnh vực thương mại
biển bao gồm thiết kế, đóng mới, bảo dưỡng, sửa
chữa tàu biển và các thiết bị dùng cho vận tải biển.
Hàng năm, lĩnh vực này có doanh thu khoảng 3 tỷ
Bảng (tương đương khoảng 5 tỷ USD) và tạo việc
làm cho khoảng gần 40.000 công nhân. Bên cạnh đó,
ngành sản xuất các loại tàu du lịch, motor đua trên
biển... cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế hàng hải ở Anh, đạt mức tăng trưởng trên
10% mỗi năm.
Thứ hai,
quản lý của Chính phủ đối với hoạt động
kinh tế hàng hải.
Mỗi lĩnh vực trong kinh tế hàng hải ở Anh đều có
sự quản lý và tác động của các cơ quan quản lý như:
Bộ Quốc phòng quản lý hoạt động nghiên cứu, chế
tạo và giao dịch tàu chiến; Bộ Vận tải ban hành quy
định về thiết kế và vận hành tàu biển. Năm 2010,
Chính phủ Anh đã ủy quyền cho Liên đoàn Kinh tế
biển và Hiệp hội Doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp biển xây dựng Chiến lược phát triển kinh
tế hàng hải dài hạn ở Anh nhằm tăng tỷ lệ thị phần
trên thị trường toàn cầu. Theo đó, chiến lược này tập
trung vào phát triển nhân lực; xây dựng thương hiệu
cho các ngành kinh tế hàng hải; nghiên cứu và phát
triển công nghệ mới ứng dụng cho ngành sản xuất
và dịch vụ; cải tiến bộ máy quản lý và tăng cường
bảo vệ môi trường, phục hồi tài nguyên biển. Mặt
khác, Chính phủ Anh đã hình thành Quỹ SmarT để
hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo nhân lực cho ngành
Hàng hải. Chẳng hạn như: Chính phủ Anh đã phê
Kinh nghiệm phát triển
kinh tế hàng hải của một số nước
Vương quốc Anh
Là một nước công nghiệp phát triển, từ lâu Anh
đã chú trọng phát triển kinh tế hàng hải và coi đây
là một trong những ngành thế mạnh của mình.
London từng là cảng biển lớn nhất thế giới vào thế
kỷ XVIII và XIX, đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo nên sức mạnh của “đế quốc Anh” thời bấy giờ.
Để phát triển kinh tế hàng hải, Anh đã chú trọng
thực hiện những nội dung sau:
Thứ nhất,
xác định hàng hải là ngành kinh tế trụ
PHÁT TRIỂNKINHTẾ HÀNGHẢI
CỦAMỘT SỐNƯỚC VÀ KINHNGHIỆMVỚI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ THANH
- Đại học Hàng hải Việt Nam *
Thực tiễn cho thấy, nhằm tận dụng lợi thế vị trí địa lý giáp biển, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện tốt
việc quy hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển; chú trọng đầu tư hiệu quả nhằm hiện đại hóa kết
cấu hạ tầng cảng biển. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế hàng hải của Vương quốc Anh,
Trung Quốc, Singapore, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế hàng hải.
Từ khóa: Kinh tế biển, hàng hải, cảng biển, tàu biển, thương mại
DEVELOPING MARITIME ECONOMY IN SOME COUNTRIES
AND EXPERIENCES FOR VIETNAM
In the past years, with the advantage of
geographic location, many countries have
effectively implemented the planning and
development of seaport service systems;
investments for seaport infrastructure
modernization. This paper examines the
maritime development experience of the
UK, China and Singapore and recommends
a lesson to Vietnam in develoing maritime
development.
Key words: Marine economics, marine, seaport, shipping, trade
Ngày nhận bài: 31/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/6/2018
Ngày duyệt đăng: 19/6/2018
*Email:
KINH TẾ QUỐC TẾ
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...121
Powered by FlippingBook