TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 78

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
77
đến Singapore đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực
đóng tàu. Chính phủ Singapore áp dụng chính sách
miễn thuế từ 5 - 10 năm cho doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn, trong
đó có ngành đóng tàu, sửa chữa tàu, thiết bị vận tải,
hóa dầu... Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài
đến Singapore đầu tư được tự do chuyển vốn, lãi cổ
phần về nước.
Thứ hai,
quản lý, quy hoạch và phát triển hệ
thống dịch vụ cảng biển hiệu quả.
Trong việc quản lý cảng biển và các dịch vụ cảng
biển hiện nay, Singapore áp dụng hai mô hình. Với
mô hình quản lý theo kiểu chủ cảng, cơ quan quản
lý cảng sở hữu và bảo trì các công trình cảng nhưng
không tham gia vào các dịch vụ tai cảng cũng như
khai thác bến. Nói cách khác, cơ quan quản lý cảng
là người sở hữu và bảo trì các công trình cảng nhưng
cho khu vực tư nhân thuê để thực hiện các dịch vụ
tại cảng như bốc xếp, giao nhận, lưu kho hàng hóa.
Trong chính sách cạnh tranh với các cảng trong khu
vực, Singapore lấy chất lượng dịch vụ làm động lực
cho cạnh tranh chứ không phải giảm giá dịch vụ
(Quách Thị Hà, 2016).
Những năm trở lại đây, cảng Singapore liên tục
đứng đầu thế giới về tổng lượng container thông
quan và bốc xếp hàng hóa qua cảng mỗi năm. Đặc
biệt, các bến cảng ở Singapore kết nối với 600 cảng
của các nước trên thế giới, tiếp nhận trung bình
140.000 tàu mỗi năm. Tại cảng Singapore, một dự
án mở rộng nhà ga lớn đang được tiến hành và dự
kiến hoàn thành vào năm 2020.
Thứ ba,
công nghiệp đóng tàu đa dạng về sản
phẩm và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng.
Từ một trung tâm sửa chữa và đóng tàu không
có tên tuổi trong khu vực, hiện nay, công nghiệp
đóng và sửa chữa tàu của Singapore đã phát triển
tới mức ngang tầm quốc tế với ưu thế về thời gian
giao hàng, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Tàu cáp,
tàu container, tàu chở dầu và chế phẩm dầu, tàu
hải quân, tàu tuần tra biển, tàu chiến đấu lớn... là
ưu thế của công nghiệp đóng tàu Singapore. Ngoài
ra, công nghiệp tàu biển của nước này cũng mạnh
về xây dựng các giàn khoan phục vụ khai thác dầu
khí, thiết kế các giàn khoan ngoài khơi và những
dịch vụ hỗ trợ trên biển khác. Hiện Singapore là
một trong những nước đứng đầu thế giới về chế tạo
giàn khoan và tàu FPSO - Tàu chuyên dụng đặc biệt
thường được dùng trong khai thác dầu mỏ, trọng
tải rất lớn.
Thứ tư,
chú trọng về đào tạo nhân lực và tuyển
dụng nhân công nước ngoài.
Với chính sách coi nhân lực là nguồn tài nguyên
hữu dụng nhất cho tăng trưởng, Chính phủ
Singapore đặc biệt chú trọng tới đào tạo nhân lực,
đặc biệt là đối tượng có trình độ cao cho kinh tế hàng
hải. Chế độ đãi ngộ cho nhân công trong ngành biển
cũng rất tốt với mức lương được điều chỉnh hàng
quý, hàng năm. Singapore còn mời nhiều kỹ sư
nước ngoài có kinh nghiệm và tay nghề cao về làm
việc nhằm tận dụng chất xám của họ cũng như tạo
điều kiện cho người lao động trong nước học hỏi
kinh nghiệm trực tiếp.
Từ những kinh nghiệm phát triển kinh tế hàng
hải thành công của 3 nước trên, có thể khẳng định,
chính sách quy hoạch và phát triển đồng bộ của
Chính phủ mỗi nước chính là yếu tố cơ bản dẫn đến
sự thành công đối với kinh tế hàng hải. Theo đó,
mỗi nước đều tăng cường đầu tư vào lĩnh vực mà
họ cho là thế mạnh của mình để tận dụng tối đa lợi
thế đó trong cạnh tranh với các nước khác. Trong
khi Trung Quốc và Singapore chú trọng tới cảng
biển và công nghiệp đóng tàu, còn Anh tập trung
cho ngành chế tạo tàu chiến và năng lượng biển. Các
quốc gia này luôn coi kinh tế hàng hải là một ngành
đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế quốc dân.
Bài học cho Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có lợi thế
về biển, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường
hàng hải quốc tế, có cảng biển sâu, có điều kiện để
phát triển hàng hải, hàng không, du lịch biển, nuôi
trồng thủy hải sản… Việt Nam có chiều dài bờ biển
3.260 km, 1 triệu km
2
vùng biển kinh tế đặc quyền
rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, với hơn 3.000 hòn
đảo. Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có biển (trong đó có 10 tỉnh và thành phố có
hải đảo, quần đảo) với tổng diện tích 208.560 km
2
,
chiếm 41% diện tích cả nước và 41,2 triệu dân, chiếm
gần một nửa dân số Việt Nam.
Theo ước tính, quy mô kinh tế hàng hải và vùng
ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47- 48%
GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần
biển” mới đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước.
Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo tuy
đã được quan tâm đầu tư mới nhưng còn yếu kém.
Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, mạng lưới
tàu thuyền, trang thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và
chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng
hoá thông qua cảng trên đầu người chỉ bằng 1/140
của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan
(Nguyễn Trọng Tuấn, 2016).
Từ bài học và kinh nghiệm phát triển kinh tế
hàng hải ở một số quốc gia, để phát triển kinh tế
hàng hải bền vững ở Việt Nam, cần tập trung triển
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...121
Powered by FlippingBook