TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 79

78
KINH TẾ QUỐC TẾ
khai một số nội dung sau:
Thứ nhất,
xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong hoạt động
cảng biển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển
hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ sẽ
giúp xếp dỡ hàng hóa, giải phóng tàu hàng nhanh
chóng… nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch
vụ cảng biển.
Thứ hai,
có cơ chế quản lý phù hợp, xác định rõ
vai trò và trách nhiệm của các cơ quan trong quản
lý, khai thác dịch vụ cảng biển.
Thứ ba,
xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế
biển, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền
chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương và
vùng lãnh thổ, có sự quản lý tập trung của Trung
ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu theo chiều rộng và chiều
sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển
ngành theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển
với phòng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và
bảo vệ chủ quyền biển đảo; thúc đẩy liên kết hợp
tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh
thổ, hiện đại hóa các doanh nghiệp, thu hút đầu tư
trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát
triển kinh tế hàng hải...
Thứ tư,
có cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút,
đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế hàng hải. Từ kinh nghiệm của
các quốc gia có thể thấy, các nước đều đặt yếu tố con
người lên hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh
tế hàng hải. Điển hình như ở Singapore coi nhân
lực là nguồn tài nguyên hữu dụng nhất cho tăng
trưởng, Chính phủ Singapore rất chú trọng tới đào
tạo nhân lực, đặc biệt là đối tượng có trình độ cao
cho kinh tế hàng hải. Chế độ đãi ngộ cho nhân công
trong ngành này cũng rất tốt với mức lương được
điều chỉnh hàng quý, hàng năm. Singapore cũng
mời nhiều kỹ sư nước ngoài có kinh nghiệm và tay
nghề cao về làm việc nhằm tận dụng chất xám của
họ cũng như tạo điều kiện cho người lao động trong
nước được học hỏi kinh nghiệm trực tiếp.
Thứ năm,
thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong
lĩnh vực dịch vụ cảng biển hiệu quả. Cảng biển nói
chung và dịch vụ cảng biển nói riêng cần nguồn vốn
rất lớn, do đó việc thu hút và sử dụng nguồn vốn
hiệu quả là công việc khó khăn nhưng nếu làm tốt
sẽ nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ
cảng biển, phát huy tốt tiềm năng kinh tế hàng hải
của đất nước.
Thứ sáu,
tăng cường hợp tác quốc tế, khai thác
tiềm năng của kinh tế hàng hải trên cơ sở đảm bảo
chủ quyền quốc gia và tôn trọng lợi ích của các bên
có liên quan.
Trong hợp tác quốc tế cần tăng cường năng lực
khoa học và công nghệ biển và quản lý nhà nước về
biển và hải đảo; duy trì và mở rộng việc tham gia
các diễn đàn, các tổ chức đối tác và mạng lưới, các
nhóm công tác khu vực và quốc tế liên quan đến
biển và đại dương. Chẳng hạn như ở Anh, trong
kinh tế hàng hải đều có sự quản lý và tác động của
các cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng quản
lý khâu nghiên cứu chế tạo và giao dịch tàu chiến,
Bộ Vận tải ban hành quy định về thiết kế và vận
hành tàu biển... Hợp tác quốc tế cũng góp phần thu
hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn FDI, đặc biệt là từ
các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn. Cần ưu tiên cho các
nhà đầu tư lớn, công ty xuyên quốc gia tham gia đầu
tư vào các ngành, lĩnh vực tạo cú hích tăng trưởng
cho thành phố như: Đội tàu vận tải viễn dương và
phát triển các dịch vụ hàng hải; công nghiệp đóng
tàu và cơ khí nặng...
Tài liệu tham khảo:
1. Quách Thị Hà (2017), Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng, Luận án Tiến sỹ
Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội);
2. Quách Thị Hà (2016), Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cảng biển của một số
nước trên thế giới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh
doanh, Tập 32, số 1 (2016);
3. Nguyễn Trọng Tuấn (2016), Phát triển kinh tế biển ở một số nước và bài học
cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016;
4. Alan E. Branch (1998), Maritime economics: Management and marketing”,
Routledge Pub, 3rd edition;
5. Anthony Burton (2013), The Rise and Fall of British Shipbuilding, The
History Press; Later Edition edition;
6. Costas Th. Grammenos (2010), The handbook of marine economics and
business, Lloyd’s List Pub;
7. Fred M. Walker (2013), Shipbuilding in Britain, Shire Pub;
8. Hai Tran, Stephen Cahoon, Shu - Ling Chen (Australian Maritime College)
(2011), “A quality management Framework for Seaports in their Supply
Chains in the 21st Century”, The Asian Journal of Shipping and Logistics, Vol
27, No 3, p. 363 – 386;
9. Kevin X. Li, Kevin Cullinane, Hong Yan, Jin Cheng (2005), “Maritime Policy in
China after WTO: Impacts and Implications for Foreign Investment”, Journal
of Maritime Law & Commerce, Vol. 36, No. 1.
Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, 1 triệu
km
2
vùng biển kinh tế đặc quyền rộng gấp 3
lần diện tích đất liền, với hơn 3.000 hòn đảo.
Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có biển (trong đó có 10 tỉnh và thành
phố có hải đảo, quần đảo) với tổng diện tích
208.560 km
2
, chiếm 41% diện tích cả nước.
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...121
Powered by FlippingBook