TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 81

80
KINH TẾ QUỐC TẾ
40-50 chiếm trên 70%. 30,0% còn lại là công chức có
độ tuổi 25-40 và trên 50 tuổi. Với độ tuổi trung bình
khá cao, phần nào gây những cản trở trong việc xây
dựng một nền hành chính công vụ “trẻ hóa”, năng
động, hiệu quả.
Về trình độ, hiện tại công chức Ủy ban tỉnh, trình
độ Tiến sỹ chiếm 2,9%; Thạc sỹ chiếm 8,8%; 37 Cử
nhân chiếm 54,4%; Cao đẳng chiếm 27,9%; Trung
cấp và Sơ cấp chiếm 5,9%. Số liệu này phản ánh
trình độ hạn chế và sự chênh lệch trong trình độ
đội ngũ công chức Ủy ban. Thực trạng đó sẽ gây ra
những khó khăn, cản trở, dẫn tới hạn chế trong lãnh
đạo, điều hành công việc của Ủy ban chính quyền
tỉnh. Phần lớn công chức chưa được đào tạo bài bản
về kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp
luật, kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Đại bộ phận công
chức quản lý nhà nước còn thiếu kiến thức về kinh
tế thị trường và sự hiểu biết về pháp luật quốc tế.
Về trình độ lý luận chính trị, hiện tại khoảng 70,6%
công chức trong Ủy ban nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng
được đào tạo về lý luận chính trị từ Sơ cấp tới Cao
cấp. Đây là lực lượng nắm vững được đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và chính quyền, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đảm bảo có đầy đủ năng
lực, phẩm chất đạo đức chính trị và sự tín nhiệm
của quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh để hoàn
thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong khi đó, việc cải cách hành chính thực sự
vẫn chưa được đẩy mạnh. Công tác quản lý, tuyển
dụng, sử dụng, thi tuyển, nâng ngạch, đánh giá, luân
chuyển, đề bạt cán bộ, công chức chậm thay đổi (vẫn
căn cứ nhiều trên yếu tố thâm niên). Các phương
pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của
từng cán bộ, công chức chậm được áp dụng để thay
thế cách đánh giá cũ là chủ yếu dựa vào tập thể.
Một số giải pháp trọng tâm
Để phát triển đội ngũ công chức cấp tỉnh trong hệ
thống chính trị của Ủy ban chính quyền tỉnh Xiêng
Khoảng, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là,
tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
của địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào và kế hoạch phát triển
KT-XH 5 năm lần thứ 8 (2016-2020) xác định tinh
thần “Bốn đột phá”, trong đó là đột phá mạnh mẽ
về phát triển nguồn nhân lực là sự quan tâm đầu
tiên của Đảng và Nhà nước. Để làm được điều đó,
Nghị quyết khẳng định: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn.
Quán triệt đường lối của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào về công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xuất
phát từ yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng sự phát triển nền KT-XH thời kỳ mới, Uỷ ban
Hành chính tỉnh Xiêng Khoảng cần thực hiện những
giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ:
- Khảo sát, đánh giá một cách khách quan về
tình hình đội ngũ cán bộ, công chức và dự báo nhu
cầu cán bộ, công chức một cách khoa học. Tiến
hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ công chức cho từng giai đoạn, phù hợp
với điều kiện và đặc điểm của mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng quản lý về những kiến thức mới
về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử; Luật kinh
tế, thương mại, thị trường và các mối quan hệ quốc tế.
- Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ theo hướng chuẩn hoá gắn với quy
hoạch; Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, thực
hiện tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ tại
chỗ, đào tạo theo chức danh theo hướng thiết thực,
hiệu quả chất lượng…
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát thực tế, cụ
thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức
danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo
mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống
và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ
thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách
và trong chuyên môn nghiệp vụ của công tác. Đa
dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua
việc phối kết hợp với các trung tâm đào tạo chuyên
nghiệp, học viện, trường đào tạo chuyên ngành…
Hai là,
xây dựng quy hoạch đội ngũ công chức
đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Kinh nghiệm nhiều quốc gia trong khu vực cho
thấy, trên cơ sở cơ sở chiến lược cán bộ thời kỳ mới
và quy hoạch cán bộ của Trung ương, để thực hiện
tốt công tác quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển
KT-XH của địa phương, chính quyền tỉnh Xiêng
khoảng cần phải thực hiện đúng quy trình xây dựng
quy hoạch gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị:
Trước khi thực hiện quy trình
quy hoạch, tập thể lãnh đạo tiến hành các công việc
sau: Chỉ đạo các đơn vị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh
xây dựng quy hoạch của đơn vị mình để làm cơ sở
để phát hiện nguồn cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo
cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh; Rà soát đội
ngũ cán bộ và đánh giá cán bộ về chất lượng, số
lượng, cơ cấu, nhất là về trình độ, độ tuổi, ngành
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...121
Powered by FlippingBook