TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 91

90
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết
bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN
FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập
khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử
công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường
trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu.
Hà Nội đã tổ chức các hội nghị giao thương, tham
quan học hỏi thực tế tại các DN trong nước và DN
FDI; Tổ chức các hoạt động chuyên gia tư vấn trực
tiếp tại nơi sản xuất; Các lớp tập huấn ứng dụng
các công cụ quản lý tiên tiến, tìm hiểu và ứng dụng
công nghệ mới… Đặc biệt, việc Hà Nội phối hợp với
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và
Reed Tradex Thái Lan tổ chức Triển lãm sản phẩm
CNHT thường niên đã giúp các DN trên địa bàn có
cơ hội tham gia chuỗi cung ứng các sản phẩm linh
kiện phục vụ cho ngành lắp ráp các sản phẩm hoàn
thiện tại Việt Nam cũng như trong khu vực ASEAN
và quốc tế.
Một số DN đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu, tạo giá trị gia tăng cao cho sản xuất công nghiệp
như: Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội cung cấp khuôn
mẫu cho các công ty Honda Việt Nam, Toyota Việt
Nam, LG Việt Nam, Piaggio Việt Nam và xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản; Công ty Cổ phần Dụng
cụ Cơ khí Xuất khẩu xuất khẩu sang thị trường châu
Âu; Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tham gia
sản xuất trên 1.000 chi tiết kim loại cỡ nhỏ cho các
hãng xe máy Honda, Suzuki, Yamaha…
Trên địa bàn Thủ đô cũng hình thành hệ thống
DN chuyên sâu về CNHT và một số khu công nghiệp
chuyên sâu về CNHT như Bắc Thăng Long - Nội Bài,
Quang Minh… Các khu công nghiệp này được điều
phối, dẫn dắt bởi các tập đoàn quốc gia, đa quốc gia
có trình độ chuyên môn hóa cao, tạo hiệu quả lớn
trong sản xuất. Đặc biệt, thời gian qua, Thủ tướng
Chính phủ, UBND TP. Hà Nội cũng đã chỉ đạo, thực
hiện phát triển một khu công nghiệp chuyên sâu cho
ngành CNHT và CNHT cho công nghệ cao ngay trên
địa bàn Thủ đô. Đó là khu CNHT Nam Hà Nội (gọi
tắt là HANSSIP) do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển N&G (N&G Corporation) – được giao làm chủ
đầu tư. HANSSIP có tổng diện tích quy hoạch 600
ha, định hướng mở rộng lên tới 2.000 ha. HANSSIP
được Chính phủ, các Bộ, ngành và TP. Hà Nội quan
tâm, thúc đẩy phát triển và coi như “địa chỉ đỏ” để
tạo chuỗi liên kết, quy tụ các DN vừa và nhỏ của
Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực CNHT cùng
DN, tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài.
Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành CNHT
của Hà Nội hiện còn mang tính tự phát, sản phẩm
chồng chéo, chất lượng chưa đồng đều, năng lực sản
xuất tại các DN còn hạn chế. Đặc biệt, các DN chưa
tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Chính vì vậy, các DN CNHT trong nước chưa thể
tham gia nhiều vào chuỗi sản xuất và nếu có cũng chỉ
mới làm được các linh phụ kiện đơn giản cho công
nghiệp FDI. Mặt khác, các DN FDI trong nước cũng
khó tìm được nhà cung cấp là các DN CNHT Hà Nội.
Dù rất mong muốn nhưng việc trở thành nhà cung
cấp cho các DN FDI vẫn là điều khó khăn với các DN
CNHT Hà Nội.
Lao động của các DN CNHT còn ít, trình độ chưa
cao. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP.
Hà Nội, tính đến hết năm 2015, có 190.227 lao động
trong ngành CNHT, chỉ chiếm 5% trong tổng số
lao động toàn Thành phố. Trong đó, chủ yếu là lao
động phổ thông với tỷ lệ trung bình khoảng 69%, tỷ
lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm
khoảng 30%, lao động có trình độ sau đại học chỉ
chiếm khoảng 1% (Thúy Oanh, 2016).
Trong giai đoạn 2010-2015, hiệu quả phát triển
của CNHT ở Hà Nội còn tương đối thấp. Nhiều chỉ
tiêu hiệu quả không tăng hoặc có tăng lại cũng rất
chậm. Điển hình như: Năng suất lao động của khu
vực CNHT tăng chậm, từ 368,6 triệu đồng (năm
2010) lên 388,2 triệu đồng (năm 2015); Các chỉ số về
đóng góp cho nền kinh tế của Thành phố cũng tăng
chậm và ở mức nhỏ, chủ yếu chỉ khoảng 5%-6%.
Trong thời gian qua đã có hàng trăm DN CNHT
Hà Nội được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp khi
tham gia Chương trình về phát triển CNHT. Tuy
nhiên, số DN được nhận sự trợ giúp vẫn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ so với các DN CNHT trên địa bàn.
Các DN CNHT Hà Nội chưa nhận được các trợ giúp
trực tiếp từ Thành phố còn rất lớn. Các hoạt động
trợ giúp chuyên sâu, mang lại hiệu quả cao và thiết
thực chưa nhiều. Sự chuyển biến mạnh mẽ, mang
tính đột phá, thay đổi về chất trong các DN CNHT
trong nước còn rất ít....
Một trong những nguyên nhân của tình trạng
trên là do Hà Nội thiếu hụt các DN nòng cốt (đó là
những DN nắm giữ khâu chế tạo máy cái và quyết
định khâu lắp ráp thành thành phẩm cuối cùng).
Trên thực tế, đa số các DN CNHT của Hà Nội là
DN nhỏ và vừa, trình độ công nghệ chưa cao, cùng
với đó là nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhập khẩu,
khiến giá thành khá cao, khó cạnh tranh với các
DN FDI. Trong khi đó, Hà Nội lại chưa có nhiều
chính sách đủ sức hấp dẫn thu hút CNHT đến từ
các quốc gia có các cơ sở lắp ráp đang hoạt động ở
1...,81,82,83,84,85,86,87,88,89,90 92,93,94,95,96,97,98,99,100,101,...121
Powered by FlippingBook