TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 92

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
91
Việt Nam. Đây cũng là tình trạng chung của ngành
CNHT cả nước.
Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn TP. Hà Nội
Theo Đề án phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, TP.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 900 DN
chuyên sâu trong lĩnh vực CNHT, trong đó, 40% DN
có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế,
đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng sản xuất
toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Để đạt được
mục tiêu này, Hà Nội cần tập trung thực hiện những
giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện
phát triển cho các DN CNHT; Xây dựng và hoàn
chỉnh chính sách đặc thù cho sản xuất CNHT, tạo
dung lượng thị trường đủ lớn cho CNHT; Hình
thành các chính sách chuyên sâu cho khu cụm
CNHT; Xây dựng danh mục ngành và sản phẩm
CNHT cần khuyến khích trên địa bàn Hà Nội; Kiến
nghị với Chính phủ cho phép ban hành những
chính sách đặc thù phù hợp, tận dụng được tiềm
năng phát triển của Thủ đô.
Cần khuyến khích hỗ trợ các dự án đầu tư sản
xuất các sản phẩm CNHT có thị trường lớn, ứng
dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế, có sức cạnh tranh cao; đồng thời,
có chính sách thu hút đầu tư đặc biệt cho các quốc
gia công nghệ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,
Hoa Kỳ.
Thứ hai,
phát triển chương trình vườn ươm DN
CNHT nhằm gia tăng số lượng DN. Hỗ trợ các DN
trong nước tham gia vào các lớp cung ứng khác nhau
cho các tập đoàn đa quốc gia. Có chính sách thu hút
chuyên gia cao cấp nước ngoài, xây dựng hệ thống
hỗ trợ thông tin cho DN. Cần khuyến khích các DN
hợp tác liên kết với các trường, các viện trong đổi
mới khoa học công nghệ; Tạo điều kiện thuận lợi
cho các DN tiếp cận với các nguồn vốn khoa học
công nghệ của Thành phố...
Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động kết nối DN
vốn FDI với DN trong nước thông qua các hoạt
động giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng của
các các DN trong nước; Thu hút, kêu gọi DN quốc
tế đầu tư vào CNHT, qua đó hỗ trợ DN Việt Nam
trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân
lực, chuyển giao công nghệ.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT để làm cơ sở
cho việc giới thiệu, phát triển kết nối DN, đồng thời
nâng cao vai trò của Hiệp hội DN ngành CNHT TP.
Hà Nội trong phát triển ngành CNHT.
Thứ ba,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ ngành CNHT. Các trường đại học và đào
tạo nghề trên địa bàn Thành phố cần quan tâm
đào tạo ra những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật
thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức
cần thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng liên kết
đào tạo giữa các trường đại học trong nước và
các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng
thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo,
từ các trường đại học cho đến các trường đào
tạo nghề để từng bước nâng dần chất lượng của
những người lao động trong tương lai. Ngoài ra,
cần dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử
người đi đào tạo ở những quốc gia có thế mạnh về
phát triển CNHT nhằm tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho việc phát triển CNHT của Hà Nội
trong thời gian tới.
Thứ tư,
hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, công nghệ;
Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng
hiện đại như: Mạng lưới giao thông vận tải (đường
bộ, đường không, đường thủy), hạ tầng đô thị, bến
cảng, kho tàng, sân bay, nhà ga... để đáp ứng về yêu
cầu phát triển CNHT. Việc hiện đại hóa hệ thống
kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho
các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa (linh kiện, vật tư,
phụ tùng...) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở
thị trường trong và ngoài nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thống kê Hà Nội (2016), Niên giám Thống kê năm 2015;
2. Trịnh Kim Liên và cộng sự (2016), Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
của Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Thành
phố, Hà Nội;
3. Đỗ Thúy Nga (2017), Về hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hà
Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10, tháng 04/2017;
4. UBND Thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 6743/QĐ-UBND, ngày
27/9/2017 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”;
5. Thúy Oanh (2016), Hà Nội: 20 ngành hàng công nghiệp hỗ trợ, truy
cập từ
tro-96474.html.
Theo Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên
địa bànHàNội giai đoạn2017-2020, địnhhướng
đến năm 2025, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm
2020 sẽ có 900 DN chuyên sâu trong lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ, trong đó, 40% DN có hệ
thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế,
đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng sản
xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...121
Powered by FlippingBook