TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 95

94
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
trì được năng lực sản xuất, một số doanh nghiệp hầu
như ngưng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn,
khó tiếp cận được vốn ngân hàng do không đáp ứng
các điều kiện vay, trả. Xuất khẩu thiếu tính bền vững,
đa số là sản phẩm sơ chế nên giá trị thấp, khó tiêu thụ.
Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rất hạn chế, khó
khăn về vốn, khó tiếp cận được nguồn vốn vay nên
không thumua, tạm trữ được sản lượng như dự kiến...
-
Kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện và đồng
bộ. Cơ sở hạ tầng nhất là giao thông còn nhiều yếu
kém và bất cập, nhiều tuyến đường xương sống
xuống cấp một cách trầm trọng, nhưng chậm được
đầu tư hoặc đầu tư thấp và nhỏ giọt, một số dự án
đầu tư tiến độ thực hiện còn chậm, ách tắc. Nhiều
tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, giao thông nông
thôn quá tải và hư hỏng nặng cần được nâng cấp
nhưng chưa có vốn để triển khai...
-
Liên kết vùng trong quy hoạch phát triển, thu
hút đầu tư còn mờ nhạt, chưa tạo được chuỗi liên
kết giá trị trong sản xuất. Liên kết giữa các địa
phương trong vùng với các vùng kinh tế khác và
với khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào -
Việt Nam còn hạn chế. Các bộ, ngành, địa phương
chậm trễ trong việc triển khai các giải pháp, khuyến
nghị về liên kết vùng do các nhà khoa học đề xuất.
Một số giải pháp đề xuất
Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/
TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển vùng Tây
Nguyên thời kỳ 2011-2020 khẳng định Tây Nguyên
là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi
trường sinh thái của đất nước. Mục tiêu đề ra cho
giai đoạn tới là xây dựng Tây Nguyên thành vùng
kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển
ở mức trung bình của cả nước.
Thứ nhất,
Chính phủ và như các tỉnh trong khu
vực có cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu
tư để các nhà đầu tư trong, ngoài nước ngày càng
quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào Tây Nguyên
nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế
của vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội Tây Nguyên bền vững.
Thứ hai,
các tỉnh trong vùng cần có sự đột phá
trong tư duy phát triển; định vị chính xác vị trí, vai
trò, các tiềm năng, lợi thế của mình và đặt trong
không gian kinh tế của vùng, liên kết vùng, nhất là
phát triển theo ngành-lĩnh vực có trọng tâm, trọng
điêm. Đồng thời, chủ động đề xuất với Chính phủ
những chính sách đặc thù tạo xung lực cho sự phát
triển của toàn vùng. Trong đó, tiên quyết phải tiết
kiệm tài nguyên, nhất là đất đai, nước, khoáng sản
để có hướng sử dụng lâu dài.
Thứ ba,
cần đẩymạnh hơn nữa hợp tác, liên kết thu
hút đầu tư và phát triển giữa các địa phương trong
vùng, giữa Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; tăng cường hợp tác
đầu tư giữa Tây Nguyên với những địa phương của
các nước Lào và Campuchia trong khuôn khổ hợp
tác xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia; hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông...
Thứ tư,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính,
tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục hành chính;
tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất
là trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế,
tài chính... cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt là, xây dựng
thương hiệu Tây Nguyên thân thiện với nhà đầu tư,
doanh nghiệp và người dân; Thu hẹp khoảng cách,
từng bước vươn lên thuộc các địa phương nhóm
đầu trong cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ năm,
các tỉnh tập trung nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân lành
nghề, có tác phong công nghiệp, tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút đầu tư...
Thứ sáu,
các địa phương cần tích cực khắc phục
những khó khăn, hạn chế, đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp theo chiều sâu, gắn với ứng dụng
công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm; phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông,
lâm sản, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng;
tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy
lợi phục vụ sản xuất và đời sống; đẩy mạnh liên kết
giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh
tế của cả nước và với khu vực Tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam để phát triển du lịch
và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình hoạt động
của Tây Nguyên các năm 2015, 2016, 2017;
2. Văn Thành (2017), Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 2017, http://
bocongan.gov.vn/bo-truong/tin-hoat-dong/hoi-nghi-tong-ket-ban-chi-
dao-tay-nguyen-nam-2017-d2-t928.html;
3. Dương Lê (2017), Thu hút đầu tư vào Tây Nguyên,
/
tieu-diem/thu-hut-dau-tu-vao-tay-nguyen-4275.html;
4. Các tỉnh Tây Nguyên thu hút vốn đầu tư tăng gấp đôi năm trước, http://
bnews.vn/cac-tinh-tay-nguyen-thu-hut-von-dau-tu-tang-gap-doi-nam-
truoc/71555.html;
5. Thu hút đầu tư vào Tây Nguyên: Cần có chính sách ưu tiên đặc biệt, http://
enternews.vn/thu-hut-dau-tu-vao-tay-nguyen-can-co-chinh-sach-uu-
tien-dac-biet-41799.html.
1...,85,86,87,88,89,90,91,92,93,94 96,97,98,99,100,101,102,103,104,105,...121
Powered by FlippingBook