TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 97

96
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
trưởng kinh tế, phấn đấu đến năm 2020, đạt chuẩn
nông thôn mới, huyện Thiệu Hóa cần đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc chuyển dịch cơ
cấu lao động. Theo đó, cần tập trung một số nhiệm
vụ sau:
Một là,
phát triển cơ sở hạ tầng cho nông
nghiệp, nông thôn. Theo đó, tăng cường đầu tư cải
tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có nhằm
nâng cao hiệu suất sử dụng công trình và tiếp tục
xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo nước
tưới, tiêu chủ động. Huy động nhiều nguồn vốn
đầu tư phát triển thuỷ lợi; Chú trọng nguồn vốn
đầu tư từ Trung ương, từ Tỉnh tập trung xây dựng
một số công trình quan trọng như các hồ chứa, hệ
thống cống tiêu, kiên cố hóa kênh mương... giải
quyết cấp nước cho nông nghiệp và nước sinh hoạt
cho vùng ven đầm phá.
Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tìm đầu
ra cho sản phẩm. Thông tin kịp thời cho người dân
về giá cả thị trường liên quan đến các mặt hàng
nông sản có trên địa bàn; Mở rộng hình thức hợp
tác, liên kết nông dân với các cơ sở chế biến, tiêu
thụ tạo sự gắn kết ổn định, cùng có lợi để người
dân và DN ổn định sản xuất; Chú trọng thị trường
tại chỗ và các huyện lân cận. Đồng thời, đổi mới tổ
chức, quản lý sản xuất nông nghiệp; Củng cố, đổi
mới mô hình hoạt động của các hợp tác xã nông
nghiệp; Xây dựng các mô hình sản xuất mới kinh tế
gia trại, trang trại, mô hình DN nông nghiệp; Tăng
cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tập trung các
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các dự án ADB,
NGO... và các nguồn của dự án và đầu tư của nhân
dân cho các dự án, công trình cấp thiết về hạ tầng
kỹ thuật và xã hội, phục vụ dân sinh, xây dựng
nông thôn mới…
Hai là,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề. Cần
khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với DN
cũng như các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở mặt bằng,
trang thiết bị kỹ thuật… Đối với các DN đào tạo lao
động nông thôn để sử dụng cho chính mục tiêu sản
xuất kinh doanh của mình thì Huyện nên có các
chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, các chính
sách ưu đãi về thuế để giảm bớt chi phí đầu vào,
giúp DN tạo động lực trong việc sản xuất và mở
rộng sản xuất, thu hút và giải quyết việc làm tại
địa phương. Đặc biệt, làm tốt việc gắn trách nhiệm
giữa các bên, nhất là với DN để đảm bảo đầu ra ổn
định cho người lao động.
Đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng
lao động nông thôn; Chú trọng nâng cao chất lượng
4.500 cơ sở, đang tạo việc làm cho trên 6 nghìn lao
động, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội…
Sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ
và chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa đã kéo theo một hệ quả tất yếu là sự
chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp ở một
huyện vốn dĩ thuần nông. Theo số liệu thống kê,
năm 2017 so với năm 2007, tỷ lệ lao động nông
nghiệp huyện Thiệu Hoá đã giảm từ 68,3% xuống
còn 35,3%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp tăng từ 18,4% lên 36,7%; lao động dịch vụ
tăng từ 13,3% lên 28,0%. Quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động tại huyện Thiệu Hóa trong 10
năm qua nằm trong xu hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của cả nước và tỉnh Thanh Hóa.
Kết qua khảo sát cho thấy, cơ cấu lao động nông
nghiệp giảm mạnh (19,0%) và lao động trong công
nghiệp, dịch vụ tăng mạnh, đặc biệt là ngành dịch
vụ (tương ứng tăng 14,3% và 14,7%).
Trong nội bộ ngành nông nghiệp của Huyện,
đã có sự chuyển dịch từ hoạt động sản xuất thuần
nông, giản đơn năng suất thấp sang các mô hình sản
xuất có quy mô lớn. Theo đó, ngoài các cây trồng
truyền thống như lúa, lạc, sắn, nhiều nông dân đã
tự học hỏi nhau, chuyển đổi sang trồng mía hoặc
dâu tằm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi trồng
thủy hải sản cũng phát triển hơn với mô hình nuôi
tôm đầm, nuôi cá lồng. Tuy nhiên, tính đến hết năm
2017, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
(1/3 dân số làm nông nghiệp), sau đó đến dịch vụ và
cuối cùng là công nghiệp. Phần lớn lao động chuyển
từ nông thôn ra thành thị và chuyển từ nông nghiệp
sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưa qua đào
tạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy, mức thu nhập
thấp, công việc bấp bênh, không ổn định, dễ thất
nghiệp và buộc phải quay lại khu vực nông thôn và
chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nhập rất thấp).
Tâm lý của các lao động chuyển từ khu vực nông
nghiệp, nông thôn sang thành thị và khu vực kinh
tế phi nông nghiệp thường không ổn định, không
bỏ được nông nghiệp nông thôn. Hiện tượng này lý
giải cho tỷ lệ thiếu việc làm (bán thất nghiệp) ở khu
vực các xã nông thôn trong huyện lên tới 6,1%. Các
vấn đề nói trên cho thấy sự chuyển dịch không có
tính bền vững, dễ đẩy xã hội nông thôn đến sự xáo
trộn và thiếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn
trong trường hợp gặp phải các “cú sốc” bất thường
như khủng hoảng kinh tế.
Đề xuất một số giải pháp
Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...121
Powered by FlippingBook