TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 98

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
97
Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp…
Bốn là,
thực hiện hiệu quả các chính sách vĩ
mô về kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi
cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với
vai trò vĩ mô của mình, các cơ quan liên quan
cần tạo điều kiện và chú trọng phát triển các mô
hình hợp tác trong nông nghiệp, tăng cường cơ
giới hóa các khâu của quy trình sản xuất nông
nghiệp; Phát triển công nghiệp chế biến, bảo
quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm thực hiện
cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông
thôn; Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến
khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành
phần kinh tế tham gia liên kết với nhau, hình
thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở
rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ
trợ các gia đình còn khó khăn.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng chính
sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở
rộng các hình thức huy động vốn như cổ phần hoá
các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh... nhằm
tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các
thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá. Đồng
thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể liên quan đề ra cac giai phap giai quyêt
tao viêc lam, tăng thu nhâp, cai thiên đơi sông cho
ngươi lao đông; Tiếp tục thực hiện các giai pháp giải
quyết việc làm cho người lao động từ các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xuất
khẩu lao động, chương trinh đinh canh, đinh cư...;
Khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình phát triển
sản xuất, tạo việc làm, mở mang ngành nghề ở nông
thôn; Thưc hiên tốt cac chương trinh vốn vay tín
dụng hô ngheo, vôn vay giai quyêt viêc làm, cho vay
đi xuât khâu lao đông, cho vay chương trinh học
sinh sinh viên…
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thiệu Hóa, Báo cáo Chính trị khóa XVIII tại
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
4. Lê Duy Mai Phương (2016), “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, tập 4, (2);
5. UBND huyện Thiệu Hóa (2016), Báo cáo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2015 và các chỉ tiêu kế hoạch 2016 -2020 huyện Thiệu Hóa.
và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các
biện pháp như điều tra, khảo sát và dự báo nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn; Tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ
sở đào tạo nghề của Nhà nước; Tiếp tục đẩy mạnh
công tác xã hội hóa về đào tạo nghề; Tổ chức đào
tạo nghề chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
gắn với tạo ra sản phẩm hàng hoá phát triển các cơ
sở chế biến thủy sản, phát triển ngành nghề truyền
thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm địa
phương. Khuyến khích xã hội hóa phát triển các
trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn Huyện góp
phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ
thông, tăng thêm số lao động được đào tạo ngành
nghề... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
vào lĩnh vực quản lý, dạy và học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.
Ba là,
mở rộng mạng lưới DN nhỏ và vừa,
các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương cần
khuyến khích và đầu tư mạnh hơn nữa vào phát
triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển
các DN vừa và nhỏ ở nông thôn. Khuyến khích
mạnh hơn nữa phát triển kinh tế trang trại và kinh
tế hộ, phát triển các khu kinh tế và đô thị hóa gắn
với chuyển đổi nghề hiệu quả đối với lao động
nông nghiệp. Đặc biệt là cần hình thành các vùng
chuyên canh hàng hoá, các vùng nguyên liệu phục
vụ chế biến và xuất khẩu; Đẩy mạnh kết nối sản
phẩm của nông hộ với DN và thị trường bằng các
hiệp hội ngành hàng.
Các mô hình phát triển làng nghề, tiểu thủ công
nghiệp và DN vừa và nhỏ, trang trại, xuất khẩu
lao động… cần được phân tích, nhân rộng và gắn
với quá trình đô thị hoá và với chương trình công
nghiệp hóa nông thôn, vừa đảm bảo cung cấp nhân
lực và đầu vào cho quá trình công nghiệp hoá, đồng
thời góp phần phát triển bền vững nông thôn.
Cần khuyến khích người dân trong và ngoài
huyện đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
nông sản, công nghiệp may mặc, dệt, mía đường;
Trên địa bàn huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa)
hiện có 171 doanh nghiệp hoạt động, tạo cơ
hội việc làm cho trên 1 vạn lao động. Các loại
hình dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng nhu
cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Cơ
cấu lao động nông nghiệp giảmmạnh (19,0%)
và lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng
mạnh, đặc biệt là ngành dịch vụ (tương ứng
tăng 14,3% và 14,7%).
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...121
Powered by FlippingBook