TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 11

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
và tỷ lệ giá trị tài sản ĐBTV. Các chỉ tiêu này cho biết
mức bình quân dư nợ cho vay lại vốn ODA được
đảm bảo bằng tài sản đảm bảo tiền vay và mức vốn
ODA có thể thu hồi được từ tài sản đảm bảo tiền vay.
Tỷ lệ dư nợ cho vay
lại có ĐBTV (%)
=
Dư nợ cho vay lại ODA có ĐBTV
x 100%
Tổng dư nợ cho vay lại vốn ODA
Tỷ lệ giá trị tài
sản ĐBTV (%) =
Giá trị còn lại của tài sản ĐBTV
x 100%
Tổng dư nợ cho vay lại vốn ODA
- Bên cạnh các chỉ tiêu được phân tích trên, các
TCTD còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá dựa vào dự
phòng rủi ro tín dụng (RRTD), như tỷ lệ dự phòng
RRTD so với dư nợ và tỷ lệ dư phòng RRTD so với
nợ xấu cho vay lại vốn ODA. Các chỉ tiêu này phản
ánh sự chuẩn bị của TCTD trước những tổn thất rủi
ro cho vay lại ODA. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro
cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động của
TCTD cao và chứng tỏ nợ xấu cho vay lại vốn ODA
của TCTD càng lớn.
Tỷ lệ dự phòng
rủi ro so với
dư x u (%)
=
Số quỹ DPRR cho
vay lại vốn ODA
x 100%
Nợ x u cho vay lại vốn ODA
Bên cạnh các chỉ tiêu nêu trên, hiệu quả cho vay
lại vốn ODA tại TCTD còn được xem xét dựa trên
quy trình và năng lực thẩm định cho vay lại dự án
đầu tư; hoạt động kiểm tra, giám sát và quản lý sử
dụng vốn vay đối với cơ quan chủ quản dự án hoặc
chủ dự án đầu tư…
Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành
nước có thu nhập trung bình, chuẩn bị cho quá trình
tốt nghiệp vốn ODA, các nhà tài trợ quốc tế ngày một
thắt chặt các điều kiện cho khoản vay ODA, để dần
tiếp cận với các khoản vay kém ưu đãi và vay thương
mại. Quản lý, thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt
Nam cũng đã thay đổi theo hướng tăng cường hiệu
quả nguồn vốn ODA thông qua cơ chế cho vay lại.
Ngân hàng chính sách của Nhà nước, các TCTD được
Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại vốn ODA cần thiết
phải nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động này.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2018), Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay
lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
2. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013), Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính;
3. Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Hồng Thủy (2014), Vốn ODA trong điều kiện
mới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tập 30, số 1/2014;
4. Minoiu, C., & Reddy, S. G. (2010), “Development aid and economic growth:
A positive long-run relation”, The Quarterly Review of Economics and
Finance, 50(1), pp.27-39.
Tỷ lệ thu hồi
nợ cho vay
lại ODA (%)
=
Số vốn cho vay lại lũy
kế đã thu được
x 100%
Tổng số vốn ODA cho vay lại
- Tỷ trọng các loại nợ cho vay lại vốn ODA giúp
các TCTD định kỳ phân loại nợ các khoản cho vay lại
vốn ODA để thực hiện công tác quản lý và theo dõi
tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay lại:
Tỷ tr ng các loại
nợ các khoản
cho vay lại (%)
=
Khoản vay lại thuộc nhóm i
x 100%
Tổng dư nợ ODA cho vay lại
Các khoản cho vay lại vốn ODA được phân loại
thành 5 nhóm để quản lý và theo dõi tình hình thu
nợ, gồm: Nhóm 1: Khoản vay đang được trả nợ đầy
đủ, đúng hạn; Nhóm 2: Khoản vay có nợ quá hạn 01
kỳ trả nợ; Nhóm 3: Khoản vay có nợ quá hạn từ 02
đến 03 kỳ trả nợ; Nhóm 4: Khoản vay có nợ quá hạn
từ 04 kỳ trả nợ trở lên; Nhóm 5: Khoản vay không
có khả năng trả nợ.
- Tỷ trọng vốn ODA cho vay lại được gia hạn nợ,
khoanh nợ và xóa nợ.
Tỷ lệ gia hạn nợ /khoanh
nợ/xóa nợ khoản cho
vay lại vốn ODA (%)
=
Số nợ vốn ODA được gia hạn
nợ (khoanh nợ/xóa nợ)
x 100%
Dư nợ cho vay lại
vốn ODA trong kỳ
Ba là,
nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro cho vay lại
Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong cho
vay lại vốn ODA của TCTD, có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu dựa trên nhiều phương diện khác nhau như
tình trạng nợ, tài sản đảm bảo tiền vay, dự phòng
rủi ro tín dụng cho vay lại ODA.
Để phản ánh tình trạng khoản nợ cho vay lại vốn
ODA của TCTD, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá
hạn và tỷ lệ nợ xấu. Nợ quá hạn và nợ xấu thường
xuất phát từ nguyên nhân bên vay lại gặp khó khăn
về tài chính hoặc không nỗ lực trả nợ cho TCTD. Nợ
quá hạn và nợ xấu là những nhân tố gây nguy hiểm
cho TCTD, nó làm chậm quá trình luân chuyển vốn
và tăng chí phí hoạt động, đe dọa khả năng bảo toàn
vốn đối với TCTD. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là
những chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá rủi ro tín
dụng, được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ nợ quá
hạn cho vay lại
vốn ODA (%)
=
Nợ quá hạn cho vay lại vốn ODA
x 100%
Tổng dư nợ vốn ODA cho vay lại
Tỷ lệ nợ x u cho vay
lại vốn ODA (%)
=
Nợ x u cho vay lại vốn ODA
x 100%
Tổng dư nợ vốn ODA cho vay lại
- Trong quản trị rủi ro tín dụng, các TCTD cũng
đánh giá rủi ro cho vay lại vốn ODA thông qua các
chỉ tiêu như tỷ lệ dư nợ có đảm bảo tiền vay (ĐBTV)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...95
Powered by FlippingBook