TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
7
Trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập
trung bình, nguồn vốn ODA hiện nay được thực
hiện chủ yếu theo hình thức vay ưu đãi (yếu tố hỗ
trợ đạt ít nhất 25% trở lên đối với khoản vay không
ràng buộc và 35% trở lên đối với khoản vay có ràng
buộc) chiếm khoảng hơn 80%. Kể từ năm 1993 đến
nay, Việt Nam đã có những thành công đáng kể
trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA,
với tổng vốn cam kết lên đến hơn 100 tỷ USD. Đầu
tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu
tư xã hội, hơn 40% vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước (NSNN), 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển
(ĐTPT) của Nhà nước, tạo đà cho chuyển dịch cơ
cấu và tăng trưởng kinh tế.
Trên giác độ nghiên cứu, cho vay lại vốn ODA
được hiểu là việc tổ chức tín dụng (TCTD) được sự
ủy quyền của Bộ Tài chính cho các đơn vị sự nghiệp
công lập (SNCL) và doanh nghiệp (DN) vay lại toàn
bộ hoặc một phần vốn ODA để đầu tư chương trình,
dự án đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội. Trong điều kiện Việt Nam đang trên lộ trình
tốt nghiệp vốn ODA, các điều kiện về lãi suất, thời
hạn nợ và thời gian ân hạn ngày càng kém ưu đãi,
tăng cường cho vay lại vốn ODA là cơ sở để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.
Cho vay lại vốn ODA tại TCTD được thực hiện
theo một trong 2 phương thức là không chịu rủi ro
tín dụng và chịu rủi ro tín dụng. Phương thức cho
vay lại vốn ODA không chịu rủi ro tín dụng được áp
dụng đối với cho vay lại đơn vị SNCL, DN thực hiện
dự án đầu tư trong danh mục ưu tiên đầu tư của
Nhà nước. TCTD được ủy quyền cho vay lại theo
phương thức gồm: (i) Ngân hàng Phát triển Việt
Nam đối với các dự án đầu tư; (ii) Ngân hàng Chính
ODA - Nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng
Với mục đích sử dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng, các dự án kinh tế trọng điểm nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, nguồn
vốn ODA cho vay lại được xác định là một trong các
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊUĐÁNHGIÁHIỆUQUẢ CHOVAY LẠI
NGUỒNVỐNODA TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍNDỤNG
ThS. TRẦN THỊ LƯU TÂM
- Đại học Vinh *
Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để cung ứng vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển
xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia là một nghiệp vụ quan trọng của tổ chức tín dụng. Cho vay
lại vốn ODA tại tổ chức tín dụng là hoạt động được ủy quyền của Bộ Tài chính cho các đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp vay lại nguồn vốn này để thực hiện dự án đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết phân tích và đưa ra hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các tổ chức tín dụng, góp phần tăng cường hiệu quả cho vay lại
vốn ODA tại các tổ chức này.
Từ khóa: Cho vay lại, cho vay lại vốn ODA, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA
ODA RE-LENDING EVALUATING INDICATORS SYSTEM
AT CREDIT INSTITUTIONS
Re-lending ODA capital to provide capital for
the social development projects contributing to
the national economic growth is an important
operation of the credit institutions. Re-lending
of ODA capital at credit institutions is an
authorized activity of the Ministry of Finance
for public non-business units and enterprises
to borrow ODA capital to execute investment
projects in order to ensure the objective of
economic development and to meet the cause
of national reform. The article analyzes and
presents a system of indicators evaluating
the effectiveness of ODA re-lending at credit
institutions, thus enhancing the effectiveness
of ODA re-lending in these organizations.
Keywords: Re-lending, ODA re-lending, ODA re-lending
evaluating indicators system
Ngày nhận bài: 25/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 10/7/2018
Ngày duyệt đăng: 16/7/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...95
Powered by FlippingBook