TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 9

8
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Thứ nhất
, hiệu quả vốn ODA cho vay lại và tăng
trưởng GDP.
Nguồn vốn ODA được đánh giá đã góp phần tác
động tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Tỷ trọng ODA trong GDP cho thấy, tác động của
vốn ODA trong việc kích cầu đầu tư, góp phần vào
việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu này
được xác định theo công thức:
Tỷ tr ng ODA
trong GDP (%) =
ODA giải ngân
x 100%
Tổng thu nh p quốc nội GDP
Trong giai đoạn 2011-2017, GDP Việt Nam tăng
từ 133 tỷ USD lên 220 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế
năm 2017 đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm qua. Tỷ
trọng ODA trong GDP bình quân giai đoạn này bình
quân đạt 2,95%, (mặc dù không lớn nhưng cũng cho
thấy tác động của ODA đến tăng tưởng kinh tế).
Thứ hai,
hiệu quả cho vay lại ODA với đầu tư
phát triển.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đòi hỏi
vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậy các
nhà đầu tư tư nhân ít khi đầu tư vào các lĩnh vực
này. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam chủ yếu được
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các
nghiên cứu cho thấy, mối tương quan thuận giữa
vốn ODA và tổng đầu tư phát triển toàn xã hội cũng
như đầu tư phát triển từ NSNN. Chỉ tiêu ODA với
đầu tư phát triển được xác định theo công thức:
Tỷ tr ng ODA trong
đầu tư phát triển (%) =
ODA giải ngân
x 100%
Tổng đầu tư phát triển
Dù trong giai đoạn 2011-2017, ODA chỉ chiếm
khoảng 2,5 đến 4% GDP, trung bình 10% tổng đầu
tư phát triển toàn xã hội song lại chiếm tỷ trọng
đáng kể trong nguồn đầu tư phát triển từ NSNN
chiếm trung bình 42,8%. Có thể thấy, vốn ODA cho
vay lại giúp giải quyết phần nào vốn đầu tư phát
triển, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và từ đó tác
động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, góp phần
làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ ba,
hiệu quả vốn ODA cho vay lại với thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
ODA và FDI là 2 nguồn ngoại lực quan trọng góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia. ODA và FDI có mối quan hệ nhân quả, bổ trợ
lẫn nhau, ODA đóng vai trò thu hút FDI, góp phần
củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào sự nghiệp
đổi mới. Để nâng cao hiệu quả của vốn ODA và FDI
cần có chiến lược ODA và FDI trong từng giai đoạn
một cách đồng bộ, hợp lý, lồng ghép với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, thu
hút nguồn vốn FDI trong những năm gần đây tăng
sách xã hội đối với các chương trình, dự án chính
sách xã hội. Phương thức cho vay lại vốn ODA chịu
rủi ro tín dụng được áp dụng đối với cho vay lại
các đơn vị SNCL, DN đủ điều kiện quy định trong
Luật Quản lý nợ công thực hiện các dự án đầu tư
được cấp thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay.
TCTD được ủy quyền cho vay lại phải đảm bảo các
điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công. Tỷ
lệ cho vay lại vốn ODA cũng được xác định trong
Nghị định số 97/2018/NĐ-CP, đối với đơn vị SNCL
tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh
phí đầu tư, tỷ lệ vay lại vốn ODA là 100%, trường
hợp đơn vị này tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường
xuyên và một phần kinh phí đầu tư, tỷ lệ cho vay lại
là 50%. DN đủ điều kiện được vay lại toàn bộ vốn
vay ODA sử dụng cho dự án đầu tư nhưng không
vượt quá 70% tổng mức đầu tư được duyệt.
Từ đặc thù và tầm quan trọng của kênh cung ứng
vốn ODA cho vay lại thông qua TCTD, cần thiết phải
nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại tổ chức
này. Tác giả cho rằng, hiệu quả cho vay lại vốn ODA
tại TCTD là kết quả đạt được của việc thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quản
trị vốn ODA cho vay lại tại TCTD thông qua việc
cho vay lại đơn vị SNCL, DN một phần hoặc toàn
bộ vốn ODA để thực hiện dự án đầu tư.
Kết quả thực hiện mục tiêu xã hội đó là góp phần
thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước;
Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ công; Tăng cường thể chế quản lý nhà
nước, phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường... Hiệu quả từ việc thực
hiện mục tiêu của TCTD là tăng cường quản lý cho
vay lại, quản lý nợ, thu hồi nợ cho vay lại, quản lý
và xử lý rủi ro tín dụng…
Với phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD gồm:
(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
bằng nguồn vốn ODA cho vay lại; (2) Nhóm chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động cho vay
lại tại TCTD.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
cho vay lại vốn ODA
Nhờ có nguồn vốn ODA, Việt Nam có điều kiện
thực hiện nhiều chương trình, dự án cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực như giao thông,
năng lượng, thủy lợi, nông nghiệp nông thôn, đô
thị, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, xóa đói giảm
nghèo, cũng như phát triển thể chế và tăng cường
năng lực con người.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...95
Powered by FlippingBook