TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 5

7
Cơ sở pháp lý để thực hiện tự chủ tài chính
Trên cơ sở phân định rõ các đơn vị hành chính
với đơn vị sự nghiệp, tiến hành áp dụng cơ chế quản
lý tài chính đối với cơ quan hành chính, Nhà nước
đã ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ–CP ngày
17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số
43/2006/NĐ–CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Như vậy, cơ chế tài chính đối với
khu vực hành chính sự nghiệp được đổi mới về cơ
bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực tài chính. Cơ chế tài chính trong việc
cung cấp dịch vụ công theo hướng khuyến khích các
tổ chức kinh tế và nhân dân đầu tư để thực hiện và
cung cấp một số dịch vụ công, đẩy mạnh xã hội hóa
một số lĩnh vực sự nghiệp, thu hút được nguồn nội
lực đáng kể cho phát triển sự nghiệp.
Sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định 43/2006/
NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập đã cho thấy, việc mở rộng trao quyền
tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số
lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho
người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch
vụ công với chất lượng ngày càng cao, đồng thời, góp
phần cải thiện từng bước thu nhập của người lao động
tại các đơn vị sự nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị
định 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập cần được sửa đổi: các đơn vị sự nghiệp chưa
được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực
sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự
chủ ở mức cao hơn…Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt
động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh,
liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được
điều chỉnh trong các văn bản pháp luật. Do đó, việc
ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới,
phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong cơ chế cấp và sử
dụng ngân sách nhà nước cho các đơn vị này nhưng
trên thực tế, kinh phí phân bổ hàng năm chủ yếu dựa
trên các chỉ tiêu được giao từ trên như chỉ tiêu tuyển
sinh, chỉ tiêu biên chế… mà chưa căn cứ vào kết quả
đầu ra. Cơ chế này vừa chưa tạo áp lực cho các đơn
vị sự nghiệp công lập tăng cường tự chủ và nâng chất
lượng dịch vụ, vừa tạo ra sự bất bình đẳng với các đơn
vị ngoài công lập cung cấp dịch vụ tương tự.
Những vấn đề đặt ra trong thực hiện tự chủ tài chính
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc
đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục
đại học. Có nguồn lực tài chính, chúng ta mới có cơ sở
để phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở
vật chất… những yếu tố quyết định đến chất lượng
giáo dục, nhất là giáo dục đại học đòi hỏi nguồn lực
tài chính rất lớn. Tại Việt Nam hiện nay, trong điều
kiện nguồn ngân sách dành cho giáo dục đại học còn
hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường
đại học công lập là tất yếu để sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, đồng thời vận động các nguồn lực của xã
hội cho phát triển giáo dục đại học.
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập đã
mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công
TỰ CHỦTÀI CHÍNHĐỐI VỚI GIÁODỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP:
NHỮNGVẤNĐỀ CẦNTHÁOGỠ
ThS. PHẠM NGỌC TRƯỜNG
- Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương
Trong gần một thập kỷ qua, tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ
chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước
chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay, các trường đại học dần được trao quyền
tự chủ. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các phương
pháp quản trị đại học tiên tiến để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo.
Từ khóa: Tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp, đại học công lập, giáo dục, đào tạo.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...82
Powered by FlippingBook