TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 8

10
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chính quyền trung ương (Qian và Weingast, 1997).
Ngược lại, Prud’homme (1995) cho rằng chính
quyền trung ương phải chịu trách nhiệm về chương
trình tái phân phối, phải kiểm soát phần lớn các loại
thuế và chi tiêu công.
Giả thuyết Kuznet cho rằng, bất bình đẳng gia
tăng cùng với sự gia tăng của mức thu nhập. Và sự
gia tăng thu nhập này đạt đến một mức độ nào đó sẽ
làm giảm bất bình đẳng. Đê đat muc tiêu nghiên cưu
tác giả sử dụng phưng pháp nghiên cưu đinh lưng
trên co sơ lý thuyêt Kuznets (1955) về mối quan hệ
giữa phân cấp tài khóa và bất bình đẳng thu nhập.
Các nghiên cứu trước đây
Có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa
phân cấp tài khóa và bất bình đẳng. Sepulveda và
Martinez-Vasquez (2011) cho rằng phân cấp có tác
động đến bất bình đẳng, tuy nhiên, các kết quả
không đạt đến sự đồng nhất trong các chỉ tiêu đo
lường phân cấp tài khóa. Một số các nghiên cứu
như (Tselios, 2011; Sepulveda và Martinez-Vasquez,
2011) cho rằng phân cấp làm giảm sự bất bình đẳng
thu nhập. Lessmann (2009) cho rằng mức độ phân
cấp càng cao thì sự chênh lệch thu nhập khu vực
càng thấp; Kanbur và Zhang (2005) xét bối cảnh
Trung Quốc phân cấp chi tiêu tăng làm tăng bất bình
đẳng thu nhập vùng. Akai và Sakata (2005) cho rằng
phân cấp tài khoá về nguồn thu càng tăng thì làm
giảm bất bình đẳng thu nhập trong khu vực, giảm
sự phụ thuộc tài chính của chính quyền địa phương
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các vùng nghèo.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Mô hình nhiên cứu
Mô hình thực nghiệm phân tích nghiên cứu tác
P
hân cấp tài khóa là quá trình chuyển giao
quyền hạn về phạm vi chi tiêu/nguồn thu
từ trung ương cho địa phương. Mức độ
phân cấp ngân sách phụ thuộc vào khả năng của
cấp địa phương khi thực hiện các quyết định thu,
chi độc lập trong phạm vi địa lý cho người dân
trong địa phương, mà không cần sự can thiệp của
chính quyền Trung ương (Martinez-Vazquez và
McNab, 1997).
Mục đích của nghiên cứu làm rõ về mối quan hệ
giữa phân cấp tài khóa và bất bình đẳng thu nhập,
sử dụng dữ liệu bảng của 63 tỉnh/thành trong giai
đoạn 2000-2014, với hai phương pháp ước lượng
PMG (Pooled Mean Group) và ươc lương GLS kha
thi (FGLS). Trước tiên, chúng tôi nghiên cứu khái
niệm bất bình đẳng, bất bình đẳng thu nhập bình
quân trên đầu người giữa các tỉnh so với thu nhập
trên đầu người của quốc gia thông qua chỉ số PW_
CV (Cowell,1995), đánh giá chất lượng dữ liệu phân
cấp tài khóa, sử dụng nhiều chỉ tiêu ở các mức độ
khác nhau của các biến phân cấp như chi, thu và tự
chủ về thuế, được xây dựng bởi Stegarescu (2005) và
Gemmell (2013), để đo lường mức độ khác nhau về
quyền tự chủ thực sự của chính quyền địa phương
trong phân cấp tài khoá của Việt Nam.
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đây
Cơ sở lý thuyết
Phần lớn các lý thuyết về phân cấp tài khóa tập
trung vào tác động tiềm năng của nó đối với hiệu
quả kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Việc phân cấp
tài khoá ở các khu vực kém phát triển sẽ đưa ra các
điều kiện thu hút đầu tư, làm thị trường lao động
linh hoạt hơn, từ đó sẽ giúp các vùng này bắt kịp với
những vùng giàu có, không cần tái phân phối bởi
TÁCĐỘNGPHÂNCẤPTÀI KHÓAĐẾNTHUNHẬPỞVIỆTNAM
ThS. NGUYỄN THANH HÙNG
- Đại học Thủ Dầu Một
Bài viết nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập của 63 tỉnh/thành của
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 - 2014. Trong mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và bất bình
đẳng thu nhập, ở giai đoạn đầu thì phân cấp tài khóa làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập bình quân đầu
người giữa các tỉnh nhưng sự gia tăng này không duy trì liên tục. Đến một mức độ nhất định thì việc tiếp
tục gia tăng phân cấp tài khóa sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập.
Từ khóa: Phân cấp ngân sách, thu nhập bình quân, tài khóa, thu nhập, Trung ương.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...82
Powered by FlippingBook