TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 12

14
Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước trong bối cảnh hội nhập
Trong những năm qua, Đảng ta luôn thể hiện
quan điểm nhất quán đối với thành phần kinh tế
nhà nước. Tại Đại hội VIII (1996) của Đảng, lần
đầu tiên phạm trù kinh tế nhà nước được đưa ra,
thay vì cách gọi kinh tế quốc doanh trước đó, với
nội hàm rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt
động quản lý tài nguyên của đất nước; những cơ
sở hạ tầng được tạo ra; các loại quỹ của quốc gia;
các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bao gồm cả
DN công ích và DN kinh doanh... Nhờ đó, đã giải
quyết được vấn đề nhận thức thực tiễn cũng như
lý luận về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Đến Đại hội XII (2016), nội hàm của khái niệm
kinh tế nhà nước tiếp tục được diễn đạt rõ hơn,
trong đó kinh tế nhà nước gồm nguồn lực nhà
nước và DNNN. Nguồn lực nhà nước bao gồm tài
nguyên, đất đai, ngân sách nhà nước, các quỹ dự
trữ quốc gia... cùng với các công cụ, cơ chế, chính
sách được Nhà nước sử dụng để định hướng, điều
tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội. Trong khi đó, DNNN là một bộ phận của kinh
tế nhà nước. Đảng ta chủ trương không phân biệt
đối xử giữa các thành phần kinh tế mà các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác
và cạnh tranh theo pháp luật. Đồng thời, luôn giữ
quan điểm nhất quán kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong những năm qua, kinh tế Nhà nước đã có
nhiều đóng góp cho xã hội. Thống kê sơ bộ cho
thấy, đến nay, kinh tế nhà nước đã đóng góp gần
40% GDP. Sự đóng góp này thể hiện rõ nhất thông
qua những đóng góp to lớn của hệ thống DNNN
đối với nền kinh tế. Hiện nay, ở nước ta, khu vực
DNNN Trung ương có 33 tập đoàn, tổng công ty,
ngân hàng có quy mô lớn, giữ vai trò nòng cốt
trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc
dân. Các DNNN này có tổng tài sản trên 5 triệu
tỷ đồng, hàng năm góp 1/3 tổng thu ngân sách
quốc gia, đảm bảo việc làm cho trên 1,3 triệu lao
động. Không chỉ mở rộng sản xuất kinh doanh ở
trong nước, nhiều DNNN đã mở rộng đầu tư kinh
doanh ra nước ngoài, góp phần khẳng định vai trò
đầu tàu của các DNNN trong cơ chế thị trường.
Tính đến nay, đã có 2.075 dự án đầu tư ra nước
ngoài của các DNNN với tổng giá trị đăng ký là
1.433.509 tỷ đồng, giải ngân được trên 658.000 tỷ
đồng, tương đương 33 tỷ USD.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, các DNNN
cũng đã chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ từng bước nâng cao năng lực cạnh
tranh của DNNN... Bên cạnh đó, các DNNN còn
đóng góp tích cực vào việc giải quyết mục tiêu an
sinh xã hội, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, góp
phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc
tế và khu vực. Đặc biệt, nhờ các DNNN và các
công cụ kinh tế vĩ mô khác nên bất chấp khủng
hoảng tài chính toàn cầu và khó khăn kinh tế
trong nước, Nhà nước vẫn đảm bảo được các cân
đối vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng tương
PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦĐẠO CỦA KINHTẾ NHÀNƯỚC
KHI GIANHẬP TPP
TS. BÙI VĂN DŨNG
- Đại học Vinh
Xuyên suốt từ Đại hội VI đến Đại học XII, Đảng ta đã xác định, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành phần,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Việc nước ta đang
hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do, kinh tế nhà
nước cần phải phát huy cao nhất vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Từ khoá: Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...74
Powered by FlippingBook