TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
15
hay gián tiếp lợi dụng vị trí, để gây ra hành vi hạn
chế cạnh tranh trên một thị trường khác mà DN có
tham gia kinh doanh và cạnh tranh với DN khác,
gây tác động bất lợi đến một nước thành viên
TPP khác… Trong quá trình đàm phán, Việt Nam
đã giữ quyền bảo lưu các hình thức hỗ trợ cần
thiết cho DNNN trong việc thực hiện chủ trương,
chính sách lớn của Nhà nước về chương trình cổ
phần hóa, tái cơ cấu khu vực DNNN với mục đích
làm cho DNNN hoạt động tốt hơn theo khuôn khổ
thị trường.
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nói chung
và thực hiện các cam kết của TPP nói riêng; đồng
thời, phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế nhà
nước trong bối cảnh hội nhập, trong thời gian tới,
Việt Nam cần thực hiện đồng bộ và quyết liệt một
số giải pháp sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
đối với khu vực kinh tế nhà nước nói chung và
DNNN nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc
tế. Đẩy nhanh việc hoàn thiện các quy định về
quản lý, giám sát theo hướng tách bạch về chức
năng quản lý nhà nước và chức năng của chủ sở
hữu đối với các DNNN. Xây dựng khung pháp
lý và quản lý, giám sát phù hợp với từng loại
hình DN: DNNN, DN có phần vốn nhà nước, tập
đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính. Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách, sắp xếp đổi mới DNNN
theo hướng giải quyết những vướng mắc, khó
khăn trong cổ phần hóa, xác định giá trị DN và
thoái vốn nhà nước, để đẩy nhanh tốc độ thoái
vốn ngoài ngành, giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại DN
không cần nắm giữ…
Hai là,
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng
năng suất lao động, tăng cường khả năng cạnh
tranh quốc tế và phát huy được giá trị cốt lõi.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả
DNNN để có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những
ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng,
phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế, nhất là
TPP. Với việc tham gia các hiệp định, các đặc
quyền đối với DNNN sẽ giảm bớt hoặc không
còn nữa. Hơn nữa, cạnh tranh quốc tế diễn ra gay
gắt cho nên khả năng để thu lợi từ các hàng rào
bảo hộ, bảo trợ từ Nhà nước của khu vực kinh tế
đối cao của nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn
2010-2015, đất nước tiếp tục có những chuyển
biến quan trọng về thể chế với việc sửa đổi Hiến
pháp 2013 khẳng định kinh tế nhà nước là chủ
đạo, sửa đổi Luật Đầu tư, Luật DN, trong đó DN
được kinh doanh những lĩnh vực không bị pháp
luật cấm. Đồng thời, các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới được đàm phán, ký kết và đang
trong quá trình thực hiện, tạo áp lực rất lớn trong
tiến trình cải cách DNNN để tuân thủ đầy đủ cam
kết quốc tế, góp phần để kinh tế nhà nước tiếp tục
thể hiện vai trò chủ đạo của mình.
Bên cạnh kết quả đạt được, xu thế hội nhập
kinh tế toàn cầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt đã lộ rõ nhiều điểm yếu của kinh tế nhà nước,
trong đó có các DNNN. Theo các chuyên gia kinh
tế, việc đầu tư, định hướng phát triển của thành
phần kinh tế nhà nước chưa chú trọng đầy đủ đến
yếu tố hiệu quả, sức cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số
tập đoàn, tổng công ty lớn hiệu quả hoạt động
chưa tương xứng với số tài sản mà nhà nước giao,
chưa phát huy được vai trò chủ lực đối với nền
kinh tế. Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp
trong nền kinh tế ngày càng giảm; Tình hình tài
chính của DNNN nhìn chung còn yếu kém, hiệu
quả đầu tư còn thấp; DNNN có tỷ trọng lao động
giảm nhanh. Chưa xác định rõ chủ sở hữu đích
thực của DNNN, do vậy chưa tạo động lực để
phát triển hiệu quả khu vực kinh tế này…
Phát huy hơn nữa vai trò kinh tế nhà nước
Với việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Việt Nam phải thể hiện minh
bạch và công bằng của khu vực kinh tế nhà nước
nói chung và DNNN nói riêng so với các thành
phần kinh tế khác. Do vậy, đổi mới DNNN trong
tiến trình hội nhập TPP là một yêu cầu cấp bách
hiện nay. Một mặt, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế của DNNN, với tư cách là bộ phận quan
trọng của thành phần kinh tế chủ đạo; mặt khác,
đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh đối với các
DN khác. Hiện nay, dù thừa nhận sự tồn tại của
các DNNN trong nền kinh tế, song các thành viên
TPP cũng đặt ra một số quy định đối với DNNN.
Chẳng hạn, DNNN không được phân biệt đối xử
khi mua bán hàng hóa, dịch vụ do DN từ một
thành viên TPP khác cung cấp. Trong quản lý điều
hành, Nhà nước không được tạo ra sự phân biệt
đối xử bất bình đẳng giữa DNNN và DN khác
thông qua các thành phần kinh tế khác. DNNN
khi được chỉ định độc quyền không được trực tiếp
Hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhà nước
Trung ương có 33 tập đoàn, tổng công ty, ngân
hàng có tổng tài sản trên 5 triệu tỷ đồng, hàng
nămgóp 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia, đảm
bảo việc làm cho trên 1,3 triệu lao động.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...74
Powered by FlippingBook