TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 14

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tế (trừ các thông tin thuộc bí mật quốc gia và bí
quyết công nghệ, kinh doanh của DN). Nhà nước
cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế thực hiện chức
năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế
thông qua việc nghiên cứu thành lập hệ thống
kiểm tra, giám sát độc lập với hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nước. Đây là điều kiện cơ bản
đảm bảo tính khách quan khi thực hiện chức năng
kiểm tra, kiểm soát.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy vai trò và
trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát,
quản lý và sử dụng vốn nhà nước nói chung và
vốn của Nhà nước tại các DNNN nói riêng. Ngoài
các hoạt động giám sát thường xuyên, Quốc hội
cần chú trọng tổ chức các giám sát chuyên đề như:
hoạt động kiểm tra, giám sát của Quốc hội với các
tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian qua.
Năm là,
nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ
sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực trong
các DNNN. Theo đó, cần nâng cao trình độ kỹ
thuật, công nghệ theo hướng nâng cao năng lực,
đổi mới cơ chế quản lý kỹ thuật-công nghệ, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ cao; cải tiến công
nghệ và sáng tạo công nghệ mới.... Nhà nước cần
có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DNNN
đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then
chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đồng thời,
tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực có
tay nghề cao chất lượng cao, nhất là đối với đội
ngũ làm công tác lãnh đạo, quản lý, cần chú ý
nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý,
điều hành DN, khả năng quản lý vốn đầu tư và
quản trị, điều hành phối hợp hoạt động của các
DN thành viên, DN liên kết…
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.,TSKH. Trần Nguyễn Tuyên (2011), Đổi mới mô hình tập đoàn kinh
tế Nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội
thảo – Văn kiện Đại hội XI của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn;
2. PGS.,TS. Trần Thị Minh Châu, Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng
thời tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Đại
hội XI của Đảng.
3. PGS., TS. Nguyễn Đình Hiền (2016), Đổi mới DNNN trong tiến trình hội
nhập TPP;
4. PGS.,TS. Nguyễn Thường Lạng (2016) Cải cách DNNN trong bối cảnh
hội nhập quốc tế;
5. TS. Nguyễn Minh Phong (2014), Đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội
nhập, Báo Đại biểu nhân dân;
6. PGS., TS. Vũ Văn Phúc (2011), Sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Tạp chí Tuyên giáo.
nhà nước cũng chấm dứt. DNNN phải có chiến
lược cạnh tranh hữu hiệu, đổi mới công nghệ,
phát triển sản phẩm mới, tập trung vào tái cấu
trúc tài chính, quản trị DN, tích cực mở rộng thị
trường, phát triển quan hệ với đối tác để ký kết
được nhiều hợp đồng mới, nâng cao năng suất
lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế...
Những DNNN có lợi thế do Nhà nước giao, có
ưu thế độc quyền tự nhiên phải được quản lý
theo cơ chế phù hợp, đảm bảo điều kiện kinh
doanh công bằng với các DN trong các khu vực
kinh tế khác, phòng và tránh bị khởi kiện khi các
cam kết TPP chính thức được thực thi...
Ba là,
phát huy vị trí, vai trò, tác dụng của
DNNN đối với việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm
DNNN vận hành phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa. Mặc dù các thành phần
kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh
lành mạnh và có những đóng góp quan trọng vào
sự phát triển kinh tế đất nước, song DNNN phải
thể hiện được vị trí tiên phong, đầu tàu trong thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, phát huy vai trò của
các tổ chức kinh doanh nắm giữ tài sản thuộc sở
hữu toàn dân, cải thiện năng lực cạnh tranh, chấp
hành nghiêm túc các quy định pháp luật và cam
kết quốc tế.
Bên cạnh đó, các DNNN cũng cần thể hiện
trách nhiệm của mình trong việc bảo toàn và phát
triển nguồn vốn và tài sản thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được DNNN sử
dụng, từ đó làm tăng ảnh hưởng của kinh tế nhà
nước, phát huy cao nhất vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bốn là,
với tư cách là chủ sở hữu kinh tế nhà
nước và DNNN, cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực
quản lý nhà nước đối với DNNN. Các cơ quan
quản lý nhà nước cần tập trung thực hiện chức
năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát các DNNN;
Chú trọng những giải pháp phòng ngừa sai phạm
có thể xảy ra trong hoạt động quản lý sản xuất
kinh doanh của DN. Yêu cầu các DNNN công
khai, minh bạch các thông tin về hoạt động kinh
Đến nay, đã có 2.075 dự án đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp nhà nước với
tổng giá trị đăng ký là 1.433.509 tỷ đồng,
giải ngân được trên 658.000 tỷ đồng, tương
đương 33 tỷ USD.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...74
Powered by FlippingBook