TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
17
Tình hình hoạt động của ngành nông, lâm,
thủy sản
Với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 70%
lực lượng lao động làm việc trong ngành nông,
lâm, thủy sản (NLTS) nhưng Ngành này chỉ chiếm
17% cơ cấu nền kinh tế, chỉ có chưa đến 1% doanh
nghiệp (DN) hiện đang hoạt động trong Ngành. So
sánh với lợi thế và tiềm năng của ngành NLTS Việt
Nam thì số lượng các DN hoạt động trong Ngành
này là quá nhỏ bé.
Theo Tổng cục Thống kê, số DN ngành NLTS
cũng có sự sụt giảm từ 3.740 DN năm 2014 còn 3.640
DN trong năm 2015, chiếm dưới 1% tổng số DN.
Trong 8 tháng đầu năm 2016, số lượng DN đăng
ký thành lập mới ngành NLTS tăng 1,7% với số
vốn đăng ký tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, 96,6% DN ngành NLTS là DN nhỏ và vừa
(DNNVV). Theo phân ngành, DN hoạt động nhiều
nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là thủy
sản và thấp nhất là lâm nghiệp. Đặc biệt, trong đó có
khoảng 50% DN ngành NLTS có quy mô hoạt động
siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Đây chủ yếu là những
DN mới được thành lập từ các cơ sở kinh doanh
hoặc hộ kinh doanh lớn. Những DN này thường
không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, mô hình quản lý
theo kiểu sơ khai và đặc biệt không có kế hoạch sản
xuất kinh doanh dài hạn.
Trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng
DN NLTS đạt mức bình quân là 10,6%/năm, thấp
hơn so với mức tăng trưởng của DN nói chung là
10,9%/năm. Tỷ trọng DN NLTS có xu hướng giảm
so với DN cả nước, từ mức 1,61% năm 2007 xuống
còn 0,96% năm 2014.
Về hiệu quả kinh doanh, các chỉ số phản ánh hiệu
suất sinh lời của DN như hiệu suất sinh lời trên tài
sản (ROA), hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE), hiệu suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của
DN NLTS cao hơn so với DN trong lĩnh vực khác.
ROA của DN NLTS năm 2010 đạt 15,1% và năm 2014
đạt 11,5% so với mức 3,4% của các DN nói chung
trong cả 2 năm 2010, 2014. ROE của DN NLTS đạt
19,2% năm 2010, 14,5% năm 2014 so với tỷ lệ chỉ
6,2% năm 2010 và 6,6% năm 2014 của các DN nói
chung. ROS của DN NLTS thường đạt trên 10,6% so
với các DN nói chung chỉ đạt trên 4,5%.
Cùng với hiệu suất sinh lời tốt hơn, mức độ an
toàn của việc sử dụng vốn cao hơn là nguyên nhân
giúp tỷ lệ DN NLTS thua lỗ (35,1% năm 2014) thấp
hơn so với các DN khác (44,8% năm 2014). Tuy
nhiên, cũng lưu ý tỷ lệ các DN NLTS kinh doanh
thua lỗ đã tăng nhanh từ 23,2% năm 2010 lên 35,1%
năm 2014. Điều này cho thấy các DN NLTS vẫn
đang gặp nhiều khó khăn. Trong các DN NLTS,
DN thủy sản nói chung có hiệu quả cao hơn so với
DN nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo kết quả điều
tra năm 2014, tỷ lệ DN thủy sản thua lỗ là 22%
thấp hơn DN nông nghiệp (48%), DN lâm nghiệp
(37,5%). Các chỉ số ROA, ROE, ROS của DN thủy
sản đạt tương ứng 19%, 20%, 10,1% cao hơn khá
nhiều so với DN nông nghiệp và DN lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ số về hiệu quả sử dụng lao động
và hiệu quả sử dụng vốn của DN thủy sản cũng cao
hơn DN nông và lâm nghiệp.
Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành NLTS
đã giảm từ 55,1% năm 2005 xuống 49,5% năm 2010
và còn 44,3% năm 2015. Tổng số lao động thường
xuyên làm việc trong các DN NLTS đến thời điểm
31/12/2014 là 267.053 người (chiếm 2,26% tổng số
lao động trong DN cả nước). Trong đó có 33,56% lao
động trong các DNNVV và 66,44% lao động trong
CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNHHỖTRỢDOANHNGHIỆP
NÔNG, LÂM, THỦY SẢNTRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP
ThS. PHÙNG THANH LOAN
- Học viện Tài chính
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nông, lâm, thủy sản gia
tăng được lợi nhuận, tận dụng được các cơ hội đến từ hội nhập kinh tế quốc tế, nâng tầm giá trị của sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực này nhằm phát triển năng lực tài chính cho doanh nghiệp thực
hiện ứng dụng công nghệ cao và giúp họ gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả.
Từ khóa: Doanh nghiệp, chính sách tài chính, nông lâm thủy sản, nông sản, hội nhập, chuỗi giá trị.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...74
Powered by FlippingBook