TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
25
tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty lớn của
Nhà nước. Mặt khác, đối tượng thí điểm để kiểm
toán trách nhiệm kinh tế nên là các cán bộ đang
trong quy hoạch phát triển lên vị trí cao hơn hoặc
tiếp tục đủ điều kiện duy trì thêm 01 nhiệm kỳ nữa.
Sau khi thí điểm tổ chức đánh giá và mở rộng đến
các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có
liên quan trong cả nước.
Thứ hai,
Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết
cho phép thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế
do KTNN chủ trì thực hiện; Đưa các kết quả kiểm
toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý vào
các phiên họp để chất vấn Chính phủ và các thành
viên Chính phủ.
Thứ ba,
Chính phủ và các cơ quan khác có liên
quan quán triệt và yêu cầu các thành viên Chính
phủ chấp hành và phối hợp tốt với KTNN thực hiện
kiểm toán trách nhiệm kinh tế do KTNN chủ trì
thực hiện; Chỉ trình Quốc hội phê chuẩn các chức
danh Chính phủ sau khi có báo cáo trách nhiệm
kinh tế đối với các cá nhân định bổ nhiệm; Yêu cầu
KTNN thực hiện kiểm toán trách nhiệm định kỳ
hoặc đột xuất với các thành viên chính phủ.
Thứ tư,
KTNN xem xét trình Đề án thí điểm
kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh
đạo lên Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương. Do
chưa có tiền lệ, KTNN trình Bộ Chính trị thí điểm
Đề án kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ
quản lý do Trung ương quản lý. Sau khi thí điểm
(dự kiến khoảng 05 năm), KTNN có đánh giá kết
quả thực hiện và trình Bộ Chính trị, Quốc hội cho
phép thực hiện trên cả nước đối với các cấp chính
quyền địa phương. KTNN tiến hành soạn thảo và
trình cấp có thẩm quyền ban hành tạo khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động kiểm toán trách nhiệm kinh
tế đối với cán bộ lãnh đạo. Trong quá trình chờ
được phê duyệt, KTNN có hướng dẫn cụ thể và
tăng cường đánh giá trách nhiệm cá nhân qua kết
quả kiểm toán hiện nay của các lãnh đạo cấp cao và
gửi cho Bộ Chính trị, Quốc hội và cơ quan báo chí
để thấy được tầm quan trọng của kiểm toán trách
nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2006), Luật Kiểm toán nhà nước;
2. GS., TS. Vương Đình Huệ (2003) - Chủ nhiệm Đề tài “Cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ
lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước”;
3. GS., TS. Nguyễn Quang Quynh - Chủ biên (2009), Giáo trình Kiểm toán
hoạt động, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
4. Tài liệu Hội thảo Kiểm toán Trách nhiệm kinh tế và vai trò của cơ quan
Kiểm toán Nhà nước trong phòng chống tham nhũng (22/7/2015).
tập đoàn lớn của Nhà nước hoặc vào những vị trí
quan trọng trong bộ máy nhà nước vì chỉ có kiểm
toán trách nhiệm cán bộ trong cả một quá trình mới
có đánh giá đầy đủ, toàn diện, sát thực tế đối với
cán bộ đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu
của tình trạng trên có thể do khó xác định trách
nhiệm cá nhân, trong khi cơ chế quản lý hiện nay
ở Việt Nam phần lớn đều đặt dưới sự điều hành
mang danh nghĩa tập thể và do hiện nay KTNN chỉ
có chức năng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
khi phát hiện thấy sai phạm chứ chưa có chức năng
xử lý các sai phạm. Bên cạnh đó, các kiến nghị kiểm
toán qua theo dõi các báo cáo phát hành cho thấy,
việc đánh giá còn chung chung, chưa chi tiết cụ
thể đối tượng bị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân,
hoặc qua kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán
thì các đơn vị thường chưa có báo cáo về nội dung
này (vì các cán bộ quản lý đã chuyển công tác hoặc
nội dung sai phạm là của tập thể nên không thể xử
lý trách nhiệm cá nhân...). Mặt khác, KTNN chưa
thực hiện riêng biệt một cuộc kiểm toán nào về
trách nhiệm kinh tế của các nhà quản lý do chưa
có cơ sở pháp lý đối với nội dung này.
Nâng tầm kiểm toán trách nhiệm
Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là công cụ hữu
hiệu để xây dựng nhà nước pháp quyền, đôn
đốc bộ máy lãnh đạo hoạt động theo nguyên tắc
thượng tôn pháp luật. Thực hiện chế độ kiểm toán
trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo có tác
dụng thiết thực cho giám sát nghiêm ngặt và hữu
hiệu việc thực thi quyền lực của cán bộ lãnh đạo,
khắc phục được tình trạng tắc trách, vượt quyền
hay lạm dụng quyền lực được giao; Thúc đẩy cán
bộ lãnh đạo tự giác nâng cao nhận thức về pháp
chế và ý thức pháp luật, học hỏi và vận dụng thành
công các phương pháp pháp luật để lãnh đạo công
tác kinh tế, quản lý xã hội, tiêu chuẩn hoá hành vi
hành chính của bản thân, hướng dẫn cán bộ lãnh
đạo quản lý và sử dụng quyền hạn đúng cách.
Trong thời gian tới, để kiểm toán trách nhiệm kinh
tế đối với cán bộ quản lý được triển khai rộng rãi,
bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất,
có chủ trương và nghị quyết cho phép
thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế, trước mắt
thí điểm đến năm 2020 thực hiện Đề án kiểm toán
trách nhiệm kinh tế cán bộ quản lý cán bộ quản lý
do Trung ương quản lý. Đối tượng thí điểm là các
ủy viên trung ương, các đại biểu quốc hội, các bộ
trưởng, thành viên chính phủ, bí thư, chủ tịch các
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch,
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...74
Powered by FlippingBook