TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 26

28
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
phân bổ các nguồn lực để đảm bảo lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro.
Thứ ba,
đối với hoạt động kiểm soát DN phải tăng
cường kiểm soát hoạt động khai thác tại các đơn vị
thành viên. Áp dụng cơ chế quản lý tập trung qua qui
chế tài chính nội bộ, giảm quyền hạn của các đơn vị
thành viên. Loại bỏ thành viên kinh doanh kém hiệu
quả, xử phạt nghiêm minh với các lãnh đạo không
tuân thủ quy định, đồng thời hạn mức chi phí đối với
các đơn vị thành viên để đảm bảo hiệu quả kinh DN;
Cùng với đó là tăng cường quản lý đại lý; chú
trọng sự hợp tác giữa các phòng nghiệp vụ để đảm
bảo chất lượng của các dịch vụ; Tính toán chính xác
đầy đủ để trích lập dự phòng theo đúng Thông tư
194/2014/TT-BTC.
Thứ tư,
đối với thông tin và truyền thông cần phải
xây dựng hệ thống kênh thông tin để nhân viên báo
cáo những sự việc không hợp lý hoặc đáng ngờ. Chú
trọng tới thông tin về hoạt động quản trị rủi ro, hệ
thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các DN
trong các báo cáo thường niên.
Thứ năm,
đối với hoạt động giám sát yêu cầu bắt
buộc là hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ. Qua
tìm hiểu quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Bảo
hiểm Bảo Việt, quy trình chưa đưa ra các tiêu thức
đánh giá, xếp loại các công ty chi nhánh trực thuộc.
Vì vậy, đơn vị cần tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm
tra kiểm soát nội bộ bằng việc bổ sung hướng dẫn cụ
thể và tập trung vào các mảng hoạt động chính của
DN. Đồng thời, thiết lập căn cứ phân loại đối tượng
kiểm tra để làm căn cứ đánh giá thay đổi chất lượng
kinh doanh sau khi đã thực hiện các yêu cầu từ bộ
phận kiểm tra, giám sát. Bởi qua khảo sát thấy rằng,
phòng kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của bảo
hiểm Bảo Việt có 5 người, tất cả đều là những người
có kinh nghiệm trong hoạt động thanh kiểm tra, có
trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, nhìn vào hệ thống
các chi nhánh của Bảo Việt thì lực lượng lao động quá
mỏng, yếu tố này ảnh hưởng khá lớn tới tiến độ, chất
lượng công việc.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các DN bảo hiểm
phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính;
2. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, báo cáo thường niên các năm 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, 2015;
3. Chuẩnmực kiểm toán số 315, ban hành theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày
06/12/2012 của Bộ Tài chính;
4. Barry Ackers (2010), Corporate Social Responsibility - An Internal Audit
Perspective, School of Accounting Sciences - University of South Africa;
5. Charles T.Hongren at al (2009), Cost Accounting A Managerial Emphasis -
Thirteenth Edition, Pearson International Edition, Prentice Hall.
còn 2.982,75 tỷ đồng năm 2014, trong khi đó doanh
thu phí bảo hiểm vẫn tăng 0,94%. Tỷ lệ bồi thường
gốc giảm là do Bảo hiểm Bảo Việt đã chú trọng hơn
đến quản lý rủi ro, chính sách khai thác hướng đến
hiệu quả và tăng cường kiểm soát bồi thường.
Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ
Thứ nhất,
về môi trường kiểm soát cần tập trung
vào các lĩnh vực như: Thay đổi nhận thức và hành
động cụ thể của ban lãnh đạo về vai trò của hệ thống
kiểm soát nội bộ, việc thiết lập và vận hành hệ thống
kiểm soát nội bộ trong DN. Lãnh đạo DN phải là
những người tiên phong tuân thủ tính chính trực và
đạo đức. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm
đảm bảo chuyên môn hóa cao, tránh trùng lắp công
việc, chú trọng tới hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai,
về đánh giá rủi ro cần phải tập trung hơn
nữa các giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi
ro. DN cần thiết lập khung quản trị rủi ro toàn diện.
Khung quản trị rủi ro bao gồm: Xây dựng chính sách
rủi ro một cách rõ ràng. Chính sách này sẽ là định
hướng cho các phòng ban cũng như đơn vị thành
viên biết được mục tiêu chương trình quản trị rủi ro
của DN; Xác định các rủi ro chính mà DN phải đối
mặt; Quy định về phân chia trách nhiệm và vai trò
của các cấp trong đơn vị, trên cơ sở đó thiết lập 3 tầng
phòng thủ vững chắc.
Đặc biệt, để đảm bảo hoạt động đánh giá rủi ro tại
DN thực hiện chuyên nghiệp, hiệu quả, Bảo Việt cần
phải tổ chức bộ phận rủi ro độc lập và chuyên nghiệp
bên cạnh bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoặc bộ
phận kiểm toán nội bộ. Đồng thời, áp dụng các công
cụ quản lý rủi ro hiện đại như:
- Công cụ tự đánh giá rủi ro KCSA có thể được
thực hiện thông qua các bảng hỏi hoặc phỏng vấn
hoặc thông qua hội thảo. Thông qua tự đánh giá kiểm
soát rủi ro, đơn vị có thể lập ma trận kiểm soát rủi
ro để đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát áp
dụng đối với rủi ro.
- Công cụ KRI đánh giá định lượng dùng để kiểm
tra mức độ rủi ro của một lĩnh vực hoạt động hay
một quy trình công việc. Công cụ KRI đòi hỏi phải
lập báo cáo KRI. Đây là báo cáo dạng bảng về các chỉ
số rủi ro chính, sử dụng các tiêu chí, chuẩn mực đã
định trước, phản ánh rõ nét mọi quá trình tác nghiệp.
Bản đồ rủi ro được xây dựng trên những rủi ro được
nhận diện qua quá trình kiểm tra sử dụng các công
cụ KRI, KCSA.
- Công cụ và phương pháp tính VaR để đo lường
tổn thất xấu nhất có thể xảy ra với đơn vị. Phương
pháp này đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng mô hình
thống kê và mô phỏng. Mô hình VaR giúp DN có thể
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...74
Powered by FlippingBook