TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 27

29
N
hững năm gần đây, hoạt động của các ngân
hàng thương mại (NHTM) Việt Nam gặp
nhiều khó khăn, nhu cầu tín dụng giảm,
nguồn vốn nhàn rỗi gia tăng, dịch vụ ngân hàng bị
thu hẹp, nợ xấu gia tăng, lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Ngoài nguyên nhân khách quan do cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008, thì có một số ý
kiến cho rằng, việc áp dụng mô hình hoạt động ngân
hàng không phù hợp cũng là một nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do vậy,
nghiên cứu chính thức về tác động của mô hình đa
năng đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động của các
NHTM Việt Nam là cần thiết.
Trên thế giới, Colleen W. Cameron (1995) đã
nghiên cứu trên 44 ngân hàng ở Mỹ, 43 ngân hàng ở
Nhật đại diện cho ngân hàng không đa năng và 26
ngân hàng ở Đức, 12 ngân hàng ở Thụy Sĩ đại diện
cho ngân hàng đa năng (NHĐN). Theo tính toán của
Colleen W. Cameron, tỷ suất sinh lời (ROE) của các
NHĐN không tốt hơn so với các ngân hàng không
đa năng, thậm chí với độ tin cậy 5% bài nghiên cứu
cũng cho rằng, ROE của các ngân hàng không đa
năng cao hơn NHĐN là 1,60%.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thanh Bình và
Vũ Chí Dương (2013) cho ra kết quả là ROE của các
công ty con của NHĐN không tốt hơn so với ROE
của công ty mẹ.
Nhìn chung, hai nghiên cứu trên đều đưa ra mô
hình mối quan hệ giữa giá cổ phiếu IPO của các công
ty do công ty con của ngân hàng bảo lãnh phát hành
và của các công ty độc lập phát hành để xem xét mối
quan hệ giữa giá cổ phiếu và mô hình NHĐN.
Tổng quan về ngân hàng đa năng
Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010),
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật nhằmmục tiêu lợi nhuận.
Các hoạt động ngân hàng còn được gọi là hoạt động
truyền thống như: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản; các hoạt động
kinh doanh khác mà Luật cho phép chính là nghiệp vụ
của ngân hàng đầu tư (NHĐT). NHĐT là một trung
gian tài chính cung cấp nhiều dịch vụ tài chính lớn và
phức tạp như: Bảo hiểm, bảo lãnh phát hành chứng
khoán ra công chúng; tư vấn sáp nhập và tái cơ cấu
công ty và hoạt động như là một nhà môi giới và/hoặc
tư vấn tài chính cho các khách hàng tổ chức.
Trong lịch sử tồn tại của mình, hoạt động NHĐT
được thực hiện dưới nhiều hình thức, do nhiều loại
hình doanh nghiệp (DN) cung cấp, từ công ty chứng
khoán, các công ty quản lý quỹ, NHTM... Trước đây
tại Mỹ và Tây Âu, mô hình phổ biến thực hiện các
hoạt động này là NHĐT chuyên biệt (chỉ thực hiện
các hoạt động chứng khoán hóa) như Goldman
Sachs, Merrill Lynch, Bear Stearn... và hoạt động này
được tách biệt khỏi các nghiệp vụ NHTM truyền
thống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là sau khi
Đạo Luật Gramm Leach Bliley được ban hành năm
1999 tại Mỹ nhằm dỡ bỏ rào cản giữa NHTM và
NHĐT, các hoạt động NHĐT trên thế giới đang có
xu hướng hợp nhất với các hoạt động tín dụng, khi
các NHTM nỗ lực bán chéo sản phẩm để tận dụng
lợi thế kinh tế về quy mô và đặc thù; từ đó, hình
thành mô hình các “ngân hàng tổng hợp” hay còn
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
TÁC ĐỘNG CỦAMÔHÌNHNGÂNHÀNGĐANĂNG
ĐẾNTỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC -
Đại học Ngân hàng,
ThS. NGUYỄN THÀNH TRUNG -
Đại học Nguyễn Tất Thành
Bài viết đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình đa năng thông qua tỷ suất sinh lợi của 32 ngân
hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 - 2015. Bằng phương pháp lượng hóa thông qua mô
hình định lượng Panel Data. Bài viết hướng tới làm rõ có hay không và mức độ ảnh hưởng (nếu có) của
nhân tố mô hình hoạt động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở góp ý cho
Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu ngành Ngân hàng hiện nay.
Từ khóa: Ngân hàng đa năng, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tỷ suất sinh lợi.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...74
Powered by FlippingBook