TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 3

5
Hệ thống pháp luật về tài sản công
từng bước được hoàn thiện
Tài sản công có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Để tổ chức
quản lý, khai thác tài sản công, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh
vực này. Nếu như giai đoạn trước năm 1998, việc
quản lý tài sản công được điều chỉnh chung trong
pháp luật về quản lý tài chính – ngân sách, Nhà
nước ban hành một số văn bản liên quan đến tiêu
chuẩn, định mức sử dụng tài sản, chế độ sử dụng
ô tô công, quản lý nhà, đất… thì từ năm 1998 đến
nay, hệ thống pháp luật về tài sản công đã từng
bước được hoàn thiện.
Bên cạnh Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước (TSNN) năm 2008, nhiều luật, pháp lệnh
có liên quan đến tài sản công đã được ban hành
(Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán nhà
nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…).
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và
các bộ, cơ quan trung ương có liên quan cũng đã
ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thực hiện, tạo lâp khuôn khổ pháp lý cho công
tác quản lý tài sản công.
Năm 2013, lần đầu tiên “tài sản công” được hiến
định với việc Quốc hội thông qua Hiến pháp (sửa
đổi). Điều 53, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất
đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên
thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục
địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý theo quy định của pháp luật”.
Việc cụ thể hóa phạm vi tài sản công theo Điều
53 Hiến pháp, quy định chế độ quản lý, sử dụng
và xác định vai trò của Nhà nước với tư cách đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với tài
sản công, tạo lập sự đồng bộ trong hệ thống pháp
luật là rất cần thiết.
Kết quả triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước năm 2008
Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 là văn
bản pháp luật cao nhất, lần đầu tiên được ban
hành tại Việt Nam về quản lý, sử dụng TSNN. Qua
7 năm triển khai, công tác quản lý, sử dụng TSNN
đã đạt được những kết quả quan trọng như: (i)
Tạo lập được khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ
trong công tác quản lý, sử dụng TSNN trong khu
vực hành chính sự nghiệp; (ii) Đã xác định tương
đối cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm trong công
tác quản lý nhà nước đối với TSNN; (iii) Đã có sự
phân định chế độ quản lý, sử dụng TSNN giữa cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị
lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức theo
chức năng, nhiệm vụ được giao; (iv) Từng bước
hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN; (v)
Hình thành hệ thống tiêu chuẩn, định mức về sử
dụng TSNN tương đối đầy đủ, đồng bộ…
Kết quả quan trọng nhất đạt được khi có Luật
Quản lý, sử dụng TSNN chính là việc hình thành
và cập nhật kịp thời, tương đối chính xác về số
lượng, giá trị, hiện trạng của TSNN trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TSNN. Trước khi có Luật, việc
tổng hợp số liệu về TSNN chỉ được thực hiện thông
qua tổng kiểm kê 5 năm hoặc 10 năm một lần. Số
liệu kiểm kê không được đầy đủ do phải xử lý tập
trung tại Trung ương nên thường công bố chậm
NÂNG CAOHIỆUQUẢ QUẢN LÝ, SỬDỤNGTÀI SẢN CÔNG
TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC
Qua 7 năm triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, công tác quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ những hạn chế. Để phát huy những
kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời, cụ thể hóa phạm vi tài sản công theo
Điều 53 Hiến pháp 2013, quy định chế độ quản lý, sử dụng và xác định vai trò của Nhà nước với tư cách đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với tài sản công, việc ban hành Luật mới thay thế Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước hiện hành là rất cần thiết.
Từ khóa: Tài sản nhà nước, tài sản công, quản lý, ngân sách nhà nước.
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...74
Powered by FlippingBook