TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 30

32
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
hàng đầu tư, tách bạch quản lý và giám sát hoạt
động huy động vốn và hoạt động đầu tư. Phát
triển đa năng cũng đòi hỏi các NHTM phải đảm
bảo các chỉ tiêu về an toàn hoạt động.
Gần đây trên thị trường tài chính xảy ra nhiều
vụ bê bối. Điều này chứng tỏ rằng hệ thống giám
sát tài chính còn lỏng lẻo. Các cơ quan giám sát
riêng lẻ, các trung gian tài chính không còn phù
hợp với mô hình NHĐN hoạt động trên nhiều
lĩnh vực tài chính. Châu Âu đang chia hệ thống
giám sát làm 2 cấp độ. Cấp độ thứ nhất, là cấp
vi mô thực hiện giám sát các định chế tài chính
trên cơ sở từng cá nhân. Cấp độ thứ hai, là cấp
vĩ mô thực hiện ổn định hệ thống tài chính giảm
thiểu các rủi ro tài chính dựa trên các chỉ số
kinh tế.
Do vậy, bài viết đề xuất cần cải cách mạnh mẽ
tổ chức và cơ cấu bộ máy của hệ thống thanh tra
giám sát ngân hàng Việt Nam theo hướng mô
hình giám sát tổng hợp cho phù hợp với mô hình
NHĐN. Điều này cũng phù hợp với Thông báo
Kết luận số 191 – TB/TW của Bộ Chính trị về mục
tiêu, giải pháp phát triển ngành Ngân hàng đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Và để có được một hệ thống NHĐN phát triển
bền vững, tác động tích cực đến nền kinh tế thì
Việt Nam phải xây dựng được hệ thống pháp luật
vững chắc, thể chế hỗ trợ thị trường vững mạnh
và có một hệ thống giám sát chặt chẽ tất cả mọi
hoạt động trên thị trường tài chính.
(Nghiên cứu này được sự tài trợ bởi Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ (NTTU) trong đề tài mã
số 2016.01.03).
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tài chính hàng năm của 32 NHTM (2007 -2015);
2. Đinh Xuân Hạ (2005). Góp bàn về xây dựng NHTM đa năng ở Việt Nam.
Tạp chí ngân hàng, số 6, trang 34-37;
3. Tạ Hoàng Hà (2014). Bàn về mô hình tổ chức các hoạt động NHĐT tại
Việt Nam. Tạp chí Thị trường - Tài chính - Tiền tệ số 16.8.2014;
4. Trần Thanh Bình, Vũ Chí Dương (2013). Một số bất cập khi phát triển
mô hình NHĐN tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 2+3, trang
76-86;
5. Colleen W. Cameron (1995). Universal banking and US banking in the
1990s. International Journal of Social Economics, Vol.22, No.4, PP.12-19;
6. George J. Benston (1994). Universal Banking. The Jounarl of Economic
Perspectives, vol.8, No.3, pp.121-143;
7. Hun Myoung Park (2011), Practice Guide to Panel Data Modeling,
International University of Japan;
8. Điều 103, 107 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
9. Krisha Chaitanya, “Universal Banking. The Indian perpective”,
Regionaland Sectoral economy studies, AEEDE - vol.5-1 (2015).
2009 - 2010 tiếp tục tăng, tuy nhiên đến giai đoạn
2011-2015 ROE lại chứng kiến suy giảm lớn so với
năm 2007.
Thảo luận kết quả
Phân tích trên cho thấy, mô hình hoạt động
NHĐN có tác động đến khả năng sinh lời ROE
của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng đa năng với
các lợi thế về liên kết chéo, khả năng về vốn, uy
tín lớn, mối quan hệ rộng tác động đến các công ty
con, công ty liên kết kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, mức độ thay đổi của ROE qua các
năm có xu hướng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh
tế vĩ mô. Giai đoạn 2011-2015 nền kinh tế Việt
Nam chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng tài
chính thế giới. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận ngân hàng, thậm chí là thua lỗ. Như vậy,
không tính đến yếu tố đa năng, các NHTM đều có
xu hướng thay đổi lợi nhuận cùng chiều, khi bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
Kết luận và giải pháp
Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Bình và
Vũ Chí Dương (2013) cho thấy, ROE của các công
ty con của NHĐN không tốt hơn so với ROE của
ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu
này lại chỉ ra rằng, về tổng thể ngân hàng hoạt
động đa năng tại Việt Nam có ROE cao hơn các
ngân hàng không đa năng. Kết quả này cũng trái
ngược so với nghiên cứu của Colleen W. Cameron
(1995) các ngân hàng tại Mỹ, Nhật, Đức và Thụy
Sĩ. Như vậy có thể hiểu rằng, tùy vào tình trạng
của nền kinh tế mà mô hình NHĐN có thể phát
huy tính hiệu quả. Giai đoạn hiện tại, phát triển
mô hình NHĐN là phù hợp với Việt Nam.
Phát triển NHĐN là xu thế phát triển tất yếu
của hệ thống các ngân hàng, do vậy Ngân hàng
Nhà nước cần định hướng các NHTM hoạt động
tốt, phát triển thành các tập đoàn tài chính đa
năng hùng mạnh như ở các nước trên thế giới.
Các ngân hàng hoạt động kém, hoặc có nguy cơ
thua lỗ nên được tái cơ cấu, sáp nhập với các ngân
hàng lớn hơn để tăng quy mô, tạo ra các thể chế
tài chính đủ mạnh để nâng cao sức cạnh tranh
trong AEC.
Mặc khác, khi nền kinh tế vĩ mô suy giảm, lợi
nhuận ngân hàng hoạt động đa năng theo đó cũng
bị suy giảm. Nghĩa là mô hình NHĐN không
phòng ngừa được rủi ro khi môi trường bên ngoài
xấu đi. Về lâu dài, Chính phủ cần xây dựng hệ
thống pháp luật điều chỉnh riêng hoạt động ngân
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...74
Powered by FlippingBook