TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 32

34
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
phát triển kinh tế biển, đồng thời cũng là yêu cầu tự
thân trong hoạt động ngân hàng.
Định hướng tín dụng đầu tư phát triển
kinh tế biển
Tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính
sách phát triển thủy sản, Chính phủ đã xác định
phương hướng cụ thể cho vay và ưu tiên phát triển
ngành Thủy sản. Theo đó, tiếp tục nâng cao chất
lượng tín dụng và mở rộng cho vay đối với lĩnh vực
khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; Chủ động
phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi
ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thủy, hải sản.
- Đối với nuôi trồng thủy sản:
Tiếp tục điều tra,
khảo sát nắm chắc tình hình nuôi trồng của các chủ
nuôi có dư nợ và khách hàng chưa vay ngân hàng.
Nắm bắt được các khách hàng đang có kinh nghiệm
trong nuôi trồng thủy sản, có năng lực tài chính tốt,
có tài sản đảm bảo cho khoản vay và có khả năng trả
nợ để tập trung đầu tư vốn.
- Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần
nghề cá:
Ngân hàng kết hợp cả đầu tư chế biến nội
địa và chế biến xuất khẩu. Trong đó, chế biến xuất
khẩu phải lựa chọn khách hàng đủ điều kiện, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng quản
lý tổ chức sản xuất tốt, có các hợp đồng tiêu thụ
ổn định. Từ đó nghiên cứu, tư vấn cho khách hàng
trong việc thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu,
tránh rủi ro trong khâu thanh toán, đảm bảo an toàn
vốn đầu tư.
- Đối với lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy sản:
Tập
trung cho vay nâng cấp phương tiện để nâng cao
năng lực khai thác thuỷ sản. Theo đó, chỉ cho vay
mới đối với các phương tiện khai thác có công suất
lớn đảm bảo kỹ thuật và an toàn, chủ động phối hợp
với chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại địa phương để thẩm định về định mức kỹ thuật
của tàu cá, đồng thời nắm bắt các chuyến đi biển của
con tàu. Khi ký kết hợp đồng tín dụng, các chủ tàu
phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay
vốn, chấp hành đăng ký, đăng kiểm đúng quy định.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, các ngân hàng
cũng đẩy mạnh việc phối hợp với chính quyền
địa phương và các cơ quan chức năng thu hồi các
khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng thuỷ, hải sản. Trong đó đối với
lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, các ngân hàng sẽ tiếp
tục điều tra, khảo sát nắm chắc tình hình nuôi trồng
của các chủ nuôi đối với cả khách hàng có dư nợ và
khách hàng nuôi chưa vay. Qua đó, nắm bắt được
các khách hàng đang có kinh nghiệm trong nuôi
sản xuất, tích luỹ thấp, do đó thường xuyên thiếu
hụt vốn, nhất là vốn cho đầu tư tái mở rộng sản xuất.
Trong khi đó, các nguồn vốn từ các chủ thể tham gia
đầu tư cho kinh tế biển như vốn ngân sách, vốn tích
luỹ từ các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân, các
chủ đầu tư khác chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu
phát triển của kinh tế biển, phần thiếu hụt còn lại từ
trước đến nay chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn tín
dụng ngân hàng. Do vậy, tài trợ tín dụng cho kinh tế
biển là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu
phát triển để thoát khỏi nền sản xuất hàng hóa nhỏ.
Tuy nhiên, về lâu dài tín dụng ngân hàng chủ yếu chỉ
tài trợ vốn lưu động. Tín dụng ngân hàng sẽ chỉ đóng
vai trò là vốn ban đầu có tính dẫn dắt để thu hút các
nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển kinh tế biển.
Hai là, góp phần vào phát triển nhân lực và đầu tư
trang thiết bị hiện đại:
Muốn phát triển kinh tế biển
trước hết là phải tăng cường phát triển nguồn nhân
lực gắn với tăng cường trang thiết bị hiện đại để
từng bước cơ giới hóa, điện khí hóa, hiện đại hóa các
ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện nay, khả năng
tiếp cận các nguồn vốn nói chung, vốn ngân hàng
nói riêng của khu vực kinh tế biển là không dễ dàng
bởi năng lực tài chính, khả năng quản trị ở mức thấp.
Vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng của khu vực kinh tế
biển là khá cao, cần được đáp ứng đầy đủ để duy
trì sản xuất, kinh doanh và tiến tới thực hiện tái sản
xuất mở rộng theo chiều rộng và dần chuyển sang
chiều sâu.
Ba là, bảo đảm vai trò cơ sở của kinh tế biển:
Kinh tế
biển phải vươn lên nhằm đảm bảo vai trò cơ sở của
nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Vai trò cơ sở của kinh tế biển trong
đảm bảo thực phẩm và nguyên liệu; Đảm bảo cung
cấp nhân công, thị trường và vốn đầu tư ban đầu cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để đảm bảo vai trò
cơ sở của mình, kinh tế biển phải không ngừng được
đầu tư mở rộng để phát triển. Sự phát triển có hiệu
quả của kinh tế biển là cơ sở để ngân hàng thu hồi
vốn cho vay và mở rộng nguồn vốn tín dụng cho nền
kinh tế. Sự tương tác có hiệu quả đó đáp ứng yêu cầu
mở rộng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lương
tín dụng trong nền kinh tế. Điều này cho thấy, mở
rộng tín dụng ngân hàng là yêu cầu khách quan của
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và
ven biển đóng góp khoảng 53% – 55% tổng
GDP của cả nước. Phấn đấu thu nhập bình quân
đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình
quân chung của cả nước…
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...74
Powered by FlippingBook