TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 34

36
TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
Những kết quả đạt được từ công tác
quản trị rủi ro
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) là NHTM
nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được cổ phần hóa
vào năm 2006, sau đó đã niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán. Hiện nay, VCB đã có đối
tác chiến lược nước ngoài là tập đoàn ngân hàng
Mizuho Bank của Nhật Bản. Để thực hiện chiến lược
kinh doanh của mình, Ngân hàng đã và đang áp
dụng chuẩn mực quản trị tài sản có, quản trị rủi ro
nói chung và quản trị hoạt động theo thông lệ quốc
tế. Công tác quản trị rủi ro của VCB đã đạt được một
số kết quả nổi bật:
Một là,
VCB ban hành khá đồng bộ, đầy đủ các
quy định và quy trình nội bộ về quản trị rủi ro các
mặt hoạt động, đảm bảo phù hợp với các quy định
pháp luật nói chung, quy định của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam nói riêng cũng như thông
lệ quốc tế nhưng phù hợp với thực tiễn Việt Nam
nói chung và thực tế của VCB nói riêng.
Hai là,
mô hình quản trị rủi ro nói chung và quản
trị rủi ro các nghiệp vụ nói riêng của VCB khá hiện
đại, thường xuyên được hoàn thiện và dần phù hợp
với các ngân hàng quốc tế, dựa trên nền tảng công
nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo phòng ngừa, kiểm
soát chặt chẽ rủi ro và linh hoạt xử lý các khâu có
liên quan khi phát sinh nhưng cũng đảm bảo rõ
trách nhiệm từng cá nhân và tổ chức.
Ba là,
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị
rủi ro, VCB đã thực hiện quản trị rủi ro một cách
toàn diện, khoa học và có hệ thống nhằm nhận
dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi
ro. Quản trị rủi ro của VCB đảm bảo hiệu quả kinh
doanh ổn định, giúp cho toàn hệ thống tăng trưởng
ổn định, bền vững.
Bốn là,
VCB quản trị rủi ro hiệu quả, đảm bảo uy
tín và nâng cao năng lực cạnh tranh trong toàn bộ hệ
thống NHTM Việt Nam. VCB không ngừng củng cố
danh tiếng của ngân hàng cũng như giữ chân khách
hàng, thu hút thêm khách hàng mới.
Quản trị rủi ro tín dụng
VCB đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro
tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy
trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh
và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát
huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị
trí cán bộ làm công tác tín dụng.
VCB chú trọng quản lý rủi ro theo nhóm khách
hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao chất lượng
công tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng
ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng
cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, VCB
cũng tăng cường công tác giám sát từ xa tất cả các
chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo
sớm nhằm ngăn chặn rủi ro.
Trong các năm từ 2009 - 2014, VCB tiếp tục nâng
cao chất lượng báo cáo ngành; Triển khai Đề án
chuyển đổi mô hình hoạt động tín dụng tập trung
để từng bước thực hiện phê duyệt tín dụng và xếp
hạng tín dụng tập trung tại Hội sở chính; Tăng
cường công tác đào tạo/hội thảo về thẩm định tín
dụng và công tác khách hàng cho cán bộ.
Quản trị rủi ro thị trường
VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất
QUẢNTRỊ RỦI ROTẠI NGÂNHÀNG
THƯƠNGMẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM
ThS. TRẦN THỊ NGỌC TRÂM -
Đại học Công đoàn
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế,
giảm thiểu những thiệt hại, hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) đã thực hiện nhiều biện pháp về quản trị rủi ro như: xây
dựng chiến lược, chính sách, hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, kế hoạch hàng năm, đề án cho quản trị
rủi ro mỗi lĩnh vực kinh doanh... Nhờ đó, VCB được đánh giá là có năng lực quản trị rủi ro đứng hàng đầu
trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ khóa: Vietcombank, quản trị rủi ro, ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...74
Powered by FlippingBook