TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 38

40
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
nhìn chung lắp ráp là chủ yếu. Chính vì thế, Thông
tư hạn chế xe nhập khẩu thì lại góp phần gia tăng
sản lượng nhập khẩu động cơ, linh kiện dùng để
lắp ráp ô tô.
Rõ ràng, Thông tư 20/2011/TT-BCT chỉ là biện
pháp tạm thời chứ không góp phần nâng cao tỷ lệ
nội địa hoá cũng như cải thiện khả năng sản xuất
thực sự của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong
nước.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô:
Sau 5 năm
Thông tư có hiệu lực thì số lượng đơn vị nhập khẩu
ô tô chỉ còn ở mức 1/10 so với trước đó. Chính giấy
ủy quyền của chính hãng của đơn vị sản xuất ôtô
đã tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp nhập khẩu
ôtô trong nước. Điều này dẫn đến tình trạng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hay hoạt động
cầm chừng, khi đầu tư hàng tỷ đồng vào hệ thống
bán hàng nhưng vẫn không có được giấy uỷ quyền
từ nhà sản xuất cho nên không được bán xe nhập
khẩu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các hãng sản xuất ô tô trên thế giới
hầu hết đều có các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp
ô tô trong nước. Để bảo vệ công ty con cũng như
đơn vị liên kết của mình hầu hết các nhà sản xuất ô
tô toàn cầu chỉ cấp uỷ quyền nhập khẩu chính hãng
cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trên
thị trường ô tô nhập khẩu, mà nghịch lý chính là lợi
thế thuộc về chính doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp
ô tô trong nước.
Đối với người tiêu dùng:
Chúng ta đang bước vào
giai đoạn ô tô hoá nền kinh tế. Việc mỗi gia đình có
một hoặc vài chiếc ô tô là nhu cầu chính đáng của
người dân. Tuy nhiên, việc ô tô nhập khẩu chỉ được
phân phối bởi số ít doanh nghiệp đã làm cho khả
năng tiếp cận xe ô tô của người dân với chi phí hợp
lý giảm xuống. Đồng thời, việc điều tiết được giá
bán xe nhập khẩu của chính các doanh nghiệp lắp
ráp và sản xuất xe trong nước đã phần nào hạn chế
áp lực đối với xe trong nước. Điều này buộc người
tiêu dùng phải lựa chọn những sản phẩm với chi
phí và chất lượng không tương xứng.
Với những phân tích nêu trên, vấn đề đặt ra là
Chính phủ cần xem xét thấu đáo xem kinh doanh và
bảo hành ô tô có cần thiết là một ngành nghề kinh
doanh có điều kiện hay không.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công thương (2011), Thông tư 20/2011/TT-BCT;
2. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê Hải quan các năm từ 2011-2015;
3.
-
nguoi-dam-quyet.html.
Thứ hai,
Thông tư 20/2011/TT-BCT giúp nâng
đỡ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong
nước. Nếu như năm 2009 tỷ trọng ô tô nhập khẩu
chiếm tới 41,11%, năm 2012 chiếm hơn 32,16% thì
sang tới năm 2011 khi Thông tư 20/2011/TT-BCT có
hiệu lực thì tỷ trọng ô tô nhập khẩu trên tổng lượng
ô tô toàn thị trường giảm mạnh xuống còn 29,46%
và chỉ còn 23,43% vào năm 2013 khi thị trường thực
sự chịu ảnh hưởng của Thông tư 20. Mặc dù, những
năm sau đó, lượng ô tô nhập khẩu được gia tăng
nhưng thị phần vẫn dưới 30%. Điều này cho thấy
các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong
nước đã từng bước lấn lướt các hãng xe nước ngoài
nhờ Thông tư 20/2011/TT-BCT.
Thứ ba,
Thông tư 20/2011/TT-BCT bảo vệ tốt
người tiêu dùng trên khía cạnh thông tin và chất
lượng ô tô. Do yêu cầu của Thông tư 20/2011/
TT-BCT là nhập khẩu phải có uỷ quyền chính hãng
và cơ sở bảo hành phải được cho phép của bộ Giao
thông Vận tải nên Thông tư 20/2011/TT-BCT bảo
đảm người tiêu dùng trong nước về chất lượng và
chính sách bảo hành chính hãng của xe nhập khẩu.
Những tác động tiêu cực và vấn đề đặt ra
Bên cạnh những ảnh hưởng, tác động tích cực
trên, Thông tư 20/2011/TT-BTC ra đời cũng tạo ra
những tác động tiêu cực như:
Đối với kinh tế vĩ mô:
Thông tư 20/2011/TT-BCT
chỉ có tác động ngắn hạn và cũng không thay đổi
bản chất của thị trường ô tô Việt Nam. Có thể thấy,
tác động mạnh và tức thời của Thông tư thể hiện rõ
nét trong giai đoạn 2011- 2013. Tuy nhiên, những
năm sau đó, việc hạn chế xe nhập khẩu không còn
mạnh mẽ khi lượng xe nhập khẩu năm 2014 lên tới
72.000 xe ô tô (gấp 2 lần năm 2013). Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam
7 tháng đầu
năm 2016
HÌNH 2: SỐ LƯỢNG Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀ Ô TÔ LẮP RÁP
TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM (CHIẾC)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...74
Powered by FlippingBook