TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
41
Kiểm soát quy trình mua nguyên vật liệu đầu vào
tại doanh nghiệp
Thanh Hóa hiện là địa phương có diện tích và sản
lượng mía nguyên liệu lớn nhất trong cả nước với
tổng diện tích bằng 11.3%, sản lượng đạt 10.4% cả
nước. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 4 nhà máy đường
hoạt động với tổng công suất 19.000 tấn mía/ngày,
trong đó riêng Công ty cổ phần (CTCP) Mía đường
Lam Sơn (với 2 nhà máy) đạt công suất 10.500 tấn/
ngày, chiếm 55.26% cả Tỉnh. Trong những năm qua,
cùng với sự phát triển của ngành Mía đường, Công
ty không ngừng mở rộng thị trường, cải tiến dây
chuyền máy móc thiết bị hiện đại đạt năng suất lao
động cao, chất lượng sản phẩm tốt...
Tuy nhiên, xu thế hội nhập đang khiến các DN
ngành mía đường nói chung và CTCP Mía đường
Lam Sơn nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới, các hiệp định thương mại tự do, Cộng đồng
Kinh tế ASEAN, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ tạo điều
kiện cho các DN nước ngoài xâm chiếm thị trường,
đe dọa đến sự tăng trưởng của các DN mía đường
trong nước. Thực tế cho thấy, CTCP Mía đường Lam
Sơn hiện đối mặt với không ít khó khăn trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó phải
kể đến khâu thu mua và dự trữ mía nguyên liệu và
các loại nguyên vật liệu khác phuc vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm.
Theo các chuyên gia tài chính, kiểm soát quy trình
mua nguyên vật liệu đầu vào không chỉ giúp cho các
DN phòng ngừa và phát hiện các rủi ro, mà còn đảm
bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đủ số
lượng, đúng quy cách phẩm chất và phù hợp với nhu
cầu sản xuất, từ đó giúp cho quy trình điễn ra liên
tục, hiệu quả và tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Kiểm
soát quy trình mua nguyên vật liệu đầu vào là hết sức
quan trọng đối với DN sản xuất mía đường bởi nó
giúp cho việc sản xuất sản phẩm đúng thời gian đúng
chất lượng, đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, giúp DN thu được lợi nhuận. Nhằm tăng
sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế, CTCP
Mía đường Lam Sơn cũng luôn coi trọng xây dựng
các quy trình thủ tục kiểm soát đối với các chu trình
sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt coi trong quy
trình nhập mua nguyên liệu. Bởi lẽ, kiểm soát chi phí
nguyên vật liệu đầu vào là cơ sở để kiểm soát chất
lượng sản phẩm đầu ra, cũng như kiểm soát tốt chi
phí sản xuất kinh doanh khi mà khoản mục chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn.
Hiện nay, CTCPMía đường Lam Sơn đã xây dựng
một bộ quy trình tương đối đầy đủ cho quá trình
mua hàng hóa dịch vụ và nguyên vật liệu. Quy trình
đó có sự phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ
phận cá nhân, cũng như biểu mẫu văn bản yêu cầu
cần hoàn thiện sau mỗi giai đoạn được thể hiện qua
sơ đồ.
Đánh giá các thủ tục kiểm soát quy trình mua –
nhập kho nguyên vật liệu
Kiểm soát về lượng hàng tồn kho của từng loại
nguyên vật liệu làm căn cứ cho việc xác định nhu
cầu mua: Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi các bộ
phận chức năng lập Đề nghị mua nguyên vật liệu
khi lượng tồn kho nhiều, làm cho chi phí lưu kho
KIỂMSOÁTQUYTRÌNHMUANGUYÊNVẬTLIỆU–NHẬPKHO:
NHÌNTỪ CÔNGTY CỔ PHẦNMÍA ĐƯỜNG LAMSƠN
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
- Đại học Hồng Đức
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quy trình mua nguyên vật liệu có vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo ra sản phẩm, trong đó chất lượng của một sản phẩm có tốt hay không, kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp đạt kết quả cao hay không phụ thuộc vào hiệu quả của quy trình này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
trong quy trình mua nguyên vật liệu luôn có rất nhiều rủi ro. Dựa trên những cơ sở lý luận và khảo sát
thực tế, bài viết chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và rủi ro có thể xảy ra tại Công ty Cổ phần Mía đường Lam
Sơn, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình mua nguyên vật liệu và nhập kho, đáp
ứng được những yêu cầu hội nhập mới.
Từ khóa: Kế toán, nguyên vật liệu, nhập kho, mía đường, kiểm soát, quy trình.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...74
Powered by FlippingBook