TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 46

48
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
BẢNG 2: CƠ CẤU CHI THƯỜNG XUYÊN THEO CẤP QUẢN LÝ Ở NINH BÌNH (%)
TT
Nội dung chi
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng chi thường xuyên
100
100
100
100
100
Trong đó
1
Chi thường xuyên cấp tỉnh
40,0
40,4
40,8
41,2
38,0
2
Chi thường xuyên cấp huyện
44,8
45,1
43,6
43,1
45,8
3
Chi thường xuyên cấp xã
15,1
14,5
15,7
15,7
16,2
Nguồn: Tính toán từ số liệu quyết toán NSNN Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015
Thứ hai,
cần có quy định rõ ràng trong phân
cấp nhiệm vụ chi ngân sách trung ương chịu trách
nhiệm bảo đảm kinh phí cho các cơ quan của Trung
ương ở địa phương như: cơ quan tư pháp, công an,
quân đội, không phân cấp cho địa phương, chính
quyền địa phương tham gia chỉ đạo, phối hợp với
lực lượng trên địa bàn; công tác dân quân tự vệ gắn
với địa phương, phân cấp cho địa phương...
Thứ ba,
nghiên cứu phân bổ kinh phí chi thường
xuyên phù hợp với khả năng nguồn lực để thực hiện
một số nhiệm vụ chi. Theo đó, chỉ những huyện đạt
quy mô dân số đủ lớn mới được đầu tư xây dựng
bệnh viện huyện, tương tự xã đạt đến quy mô dân
số mới xây dựng trạm xá... để tránh lãng phí trong
chi đầu tư và tăng chi phí chi thường xuyên không
hiệu quả.
Thứ tư,
cân nhắc điều chỉnh về biên chế hành
chính và các khoản chi sự nghiệp phù hợp với đặc
điểm kinh tế, xã hội của từng huyện, xã.
Như vậy, đi đôi với việc phân cấp quản lý hành
chính, hệ thống chính quyền nhiều cấp phải có
phương án quản lý ngân sách phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của địa phương mình theo đúng
quy định của pháp luật. Hơn nữa, cơ quan quản
lý ở mỗi cấp cần có phương án bố trí nguồn lực
hợp lý để thực hiện nhiệm vụ chi đạt hiệu quả cao
nhất, tránh áp đặt từ trên xuống. Làm được điều
này sẽ khuyến khích chính quyền địa phương phát
huy tính độc lập, tự chủ, chủ động, sáng tạo của địa
phương trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình quản lý thu NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2011;
2. Vũ Sỹ Cường (2013), Thực trạng và một số gợi ý chính sách phân cấp tại
Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 05 (583);
3. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Nhận diện một số bất cập trong phân cấp quản
lý NSNN, Tạp chí Tài chính số 05 (583);
4. Nguyễn Văn Hào, Chủ nhiệm đề tài (2014), Hoàn thiện phân cấp ngân
sách gắn với sửa đổi Luật NSNN cho thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ
Tài chính;
5. UBND tỉnh Ninh Bình, Báo cáo quyết toán NSNN tỉnh Ninh Bình, các năm
từ 2004 đến năm 2015.
ra chính sách, điều chỉnh, hay giám sát việc thực
hiện nhiệm vụ chi cũng không rõ ràng. Một số dịch
vụ công, mặc dù giao trách nhiệm thực hiện cho
các cấp chính quyền địa phương, nhưng không quy
định rõ ràng về thẩm quyền điều chỉnh dự toán và
trách nhiệm cấp ngân sách. Do đó, chính quyền
Trung ương vẫn thực hiện thẩm quyền ban hành
chính sách và đặt ra các tiêu chuẩn cho dịch vụ
công, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương
bố trí ngân sách thực hiện. Tuy nhiên, một số địa
phương vẫn chưa tuân thủ thực hiện theo quy định,
vì Trung ương không biết rõ khả năng cân đối của
ngân sách địa phương, đồng thời thiếu các phương
tiện để giám sát và buộc phải tuân thủ…
Năm là,
nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường chưa
được phân cấp mạnh cho ngân sách cấp huyện,
cấp xã. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền cấp
huyện giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, do cấp
huyện chưa được phân cấp mạnh về nhiệm vụ chi
cho sự nghiệp môi trường nên việc bố trí nguồn
ngân sách huyện để đảm bảo nhiệm vụ cho các hoạt
động trong lĩnh vực này là rất khó khăn.
Tổng chi ngân sách cấp huyện trong Tỉnh năm
2015 cho sự nghiệp môi trường là 74.142 triệu đồng,
chiếm 3,5% tổng chi cân đối ngân sách cấp huyện,
của ngân sách xã là 6.895 triệu đồng, chiếm 1%
tổng chi cân đối ngân sách xã (bình quân 50 triệu
đồng/xã). Đây là mức chi ngân sách rất thấp. Đối
với ngân sách cấp huyện, xã, khoản thu từ thuế tài
nguyên, phí bảo vệ môi trường còn phải cân đối
vào để đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên, chưa
dành ra phần thích đáng để thực hiện nhiệm vụ tái
tạo, bảo vệ môi trường.
Giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp
chi thường xuyên ngân sách địa phương
Trên cơ sở phân tích thực trạng phân cấp chi
thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình, bài viết đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
xem xét bỏ nhiệm vụ chi khoa học
công nghệ của ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp
xã, vì mức chi quá thấp không đủ cho hoạt động
nghiên cứu.
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...74
Powered by FlippingBook