TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
51
của dữ liệu điều tra đã thu thập được, có thể thấy
rằng, người tiêu dùng ở khu vực Hà Nội về cơ bản
có ý định mua hàng may mặc nội địa, tuy nhiên
mức đồng ý chỉ ở trên mức trung bình. Mặc dù có
thái độ khá thuận lợi với hàng may mặc nội địa
nhưng họ sẽ chỉ mua sản phẩm mà bản thân họ
thấy tin tưởng thông qua hàng loạt các tiêu chí
như thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ,
giá cả... Tuy nhiên, bản thân niềm tin của họ đối
với các sản phẩm may mặc nội địa hiện nay là
không chắc chắn và dễ dàng bị tác động bởi các
thông tin trái chiều.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số
giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp may mặc
trong nước phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng
nội địa. Cụ thể:
- Doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng, đẩy
mạnh tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội
địa là chiến lược kinh doanh dài hạn chứ không
phải là hoạt động mang tính ngắn hạn hay nhất
thời và việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa phải là
công việc của mỗi doanh nghiệp. Điều này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư xây
dựng chiến lược tham gia và chiếm lĩnh thị trường
nội địa để có sản phẩm và thị phần cạnh tranh với
các sản phẩm của các doanh nghiệp khác và hàng
may mặc nhập ngoại.
- Để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội
địa, các doanh nghiệp dệt may cần đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường, từ đó xác định
chính xác phân khúc thị trường phù hợp cho sản
phẩm của mình.
- Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tạo
lập và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
và sản phẩm của mình.
- Đa dạng hóa các kênh phân phối để thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt tích cực đưa sản phẩm
tham gia vào hệ thống phân phối hiện đại như các
siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua
sắm lớn để phục vụ tốt cho mọi đối tượng khách
hàng, tăng nhanh doanh thu tiêu thụ nội địa cho
doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thị Kim Thoa, Nguyễn Kế Tuấn (Đại học Kinh tế quốc dân) (2013),
“Tăng cường tiếp cận thị trường nội địa cho các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 9/2013;
2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội;
3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
“Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng nội, hàng
ngoại trong thời đại toàn cầu hóa”.
thương hiệu (148/449 phiếu) cũng không được
đánh giá ở mức độ quan trọng mà chỉ được đặt
ở mức độ trung lập. Ngoài ra, giá cả dường như
cũng là yếu tố quan trọng tác động đến ý định
mua của người tiêu dùng (335/449 phiếu).
Tương quan lựa chọn của người tiêu dùng giữa sản
phẩm may mặc của Việt Nam và một số nước khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người
tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiên lựa chọn sản
phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam
(302/449 phiếu) với giá trị trung bình là 3,7 (so
với mức cao nhất là 5) và độ lệch chuẩn khá nhỏ
(0,868). Nhóm thứ hai là các sản phẩm do Trung
Quốc sản xuất (121/449 phiếu) với giá trị trung
bình là 2,8 nhưng độ lệch chuẩn cũng lớn nhất
(1,038). Điều đó cho thấy đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vẫn
là Trung Quốc nhưng dường như người tiêu dùng
cũng dễ bị lung lay vì những sự số xảy ra với sản
phẩm của Trung Quốc. Nếu có những tác động
từ bên ngoài, có thể người tiêu dùng sẽ chuyển
hướng sang các loại sản phẩm của các quốc gia
khác (trong đó có sản phẩm trong nước). Các quốc
gia còn lại chiếm tỷ lệ tương đương nhau, không
có nhiều sự khác biệt.
Ý định mua hàng may mặc nội địa
Khi được hỏi về ý định mua hàng may mặc
nội địa, đa phần người tiêu dùng vẫn dành cho
hàng nội những suy nghĩ tích cực. Điểm trung
bình chung cho các đánh giá liên quan đến ý định
như tin rằng sẽ mua, chủ động tìm mua, cố gắng
mua... đều đạt được sự đồng tình ở mức hơi đồng
ý (trên trung bình). Tuy nhiên, không thể cho rằng
mức đồng tình này là cao, vì còn cách mức độ
chắc chắn gần 2 bậc.
Nói chung, người tiêu dùng Việt Nam luôn có
tâm lý muốn ủng hộ sản phẩm nội địa, có mong
muốn và nỗ lực tìm kiếm sản phẩm nội địa. Về cơ
bản, sản phẩm may mặc nội địa có thể đáp ứng
nhu cầu của phần đông người tiêu dùng có mức
thu nhập trung bình về mẫu mã, kiểu dáng, chất
liệu. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường mở
cửa, nhiều loại sản phẩm nước ngoài xuất hiện
có thể khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc lựa
chọn. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nỗ
lực hơn nữa để tìm hiểu và đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng trong nước.
Kết luận và gợi ý giải pháp
Sau khi tổng hợp và phân tích sơ bộ kết quả
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...74
Powered by FlippingBook