TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 53

55
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Nắm bắt dư luận xã hội trong hoạt động
lãnh đạo, quản lý cấp huyện
Theo các chuyên gia về quản trị truyền thông
quốc tế, sự bùng nổ của internet, mạng xã hội
và các phương tiện thông tin điện tử trực tuyến
ngày càng mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cần quan tâm
phù hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng đối với dư luận
xã hội nhằm phục vụ cho công tác quản lý, lãnh
đạo, điều hành của đất nước. Tại Việt Nam, trong
những năm qua, vấn đề dư luận xã hội cũng đã
nhận được nhiều sự quan tâm, song chưa thực sự
trở thành một công cụ chính thức trong hoạt động
lãnh đạo, quản lý. Thực tế trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý điều hành ở Việt Nam hiện đang tồn
tại hai thái cực: Thứ nhất, cán bộ lãnh đạo quản
lý, đặc biệt là cán bộ, quản lý cấp huyện đôi khi
thờ ơ, vô cảm trước dư luận xã hội. Thứ hai, đôi
khi chạy theo dư luận xã hội mà không phân tích,
đánh giá đúng bản chất của vấn đề. Từ đó, cán bộ
quản lý không đưa ra được quyết định lãnh đạo
hoặc quản lý đúng đắn, kịp thời.
Theo một số kết quả nghiên cứu của Viện Dư
luận Xã hội, việc nắm bắt dư luận xã hội của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cấp
huyện hiện đang được thực hiện thông qua các
kênh khác nhau. Chẳng hạn, nắm bắt dư luận
xã hội thông qua phản ánh của hệ thống mạng
VẤNĐỀ NẮMBẮT DƯ LUẬN XÃHỘI TRONGQUÁ TRÌNH
QUẢN LÝ CỦA CÁNBỘ CHỦ CHỐT
ThS. NGUYỄN THỊ ƯNG
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo chuyên gia phân tích về quản trị truyền thông, trong điều kiện Việt Nam xây dựng nhà nước pháp
quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân nên cần nhận thức và sử dụng có hiệu quả dư luận xã hội với
tính chất như là một công cụ đặc biệt của quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Hiện nay, kỹ năng nắm bắt
dư luận xã hội của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương, đặc biệt là cấp huyện cần được coi là một
tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý. Thậm chí, việc quan tâm, tiếp cận và nắm bắt
dư luận xã hội thực chất là thước đo về mức độ “gần dân, bám sát thực tiễn” của cán bộ.
Từ khóa: Dư luận xã hội, cán bộ quản lý, thông tin truyền thông, lãnh đạo, quản lý.
BẢNG 1. MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HIỆN NAY (%)
Các vấn đề liên quan đến dư luận xã hội
Tốt
Bình thường Chưa tốt
Chưa được
tiếp cận
Không rõ
Nội dung, bản chất của dư luận xã hội
35,8
52,5
9,3
2,0
0,5
Các quan điểm tiếp cận dư luận xã hội
19,3
55,0
19,8
4,0
2,0
Quá trình hành thành dư luận xã hội
14,8
54,6
20,4
4,1
6,1
Yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội
18,0
55,2
17,5
4,6
4,6
Các kênh tiếp cận dư luận xã hội
23,7
54,6
14,9
5,2
1,5
Vai trò của dư luận xã hội
36,2
40,7
18,1
2,5
2,5
Kỹ năng sử dụng dư luận xã
hội lãnh đạo, quản lý
16,7
48,0
25,8
7,1
2,5
Hạn chế của dư luận xã hội
trong lãnh đạo, quản lý
6,7
44,6
27,5
10,4
10,9
Giải pháp sử dụng dư luận xã hội
trong lãnh đạo, quản lý
11,9
39,9
31,1
9,8
7,3
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...74
Powered by FlippingBook