TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 54

56
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
vào cuộc sống hơn. Với tư cách là chủ thể quản
lý, cán bộ quản lý cấp huyện phải thực hiện chức
năng mà bất cứ người quản lý nào cũng phải làm
đó là thực hiện các chức năng chỉ dẫn hoạt động
như: lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực
hiện quyết định và kiểm tra, kiểm soát thúc đẩy
việc thực hiện kế hoạch về lĩnh vực quản lý do
mình phụ trách.
Cán bộ quản lý cấp huyện là người quản lý cấp
trung gian, là cầu nối từ cấp Trung ương, qua tỉnh
tới cấp xã, tạo nên một bộ máy lãnh đạo liên tục,
nhất quán trong bộ máy hành chính. Cán bộ quản
lý cấp huyện cũng góp phần triển khai các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với
từng người dân và ngược lại, mọi nguyện vọng
của nhân dân đều được họ tiếp thu, xử lý và phản
ánh kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên.
Hình thành quyết định quản lý:
Nhìn từ dư luận xã hội
Thực tiễn cho thấy, hoạt động lãnh đạo, quản
lý cấp huyện mang tính chất rất phức tạp, chuyên
biệt do chính vị trí, chức năng và điều kiện thực
tiễn địa phương quy định bởi đặc điểm của đối
tượng quản lý với các ngành nghề khác nhau
(nông, lâm, ngư nghiệp..); các vấn đề nhân sự và
nguồn nhân lực địa phương… Trên thực tế, không
một người cán bộ quản lý nào lại có thể chuẩn bị
sẵn và đầy đủ các phương án để giải quyết mọi
tình huống phát sinh đó. Vì vậy, đòi hỏi người cán
bộ quản lý chủ chốt cấp huyện phải có sự nhạy
bén, sáng tạo, quyết đoán trong những hoàn cảnh
cụ thể để đưa ra quyết định lãnh đạo đúng đắn,
phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực tiễn đó cũng yêu cầu người cán bộ quản
lý cấp huyện phải có trình độ chuyên môn, am
hiểu khoa học quản lý và có kỹ năng quản lý, biết
phát huy tối đa tiềm năng vốn có của con người,
khiến họ hoạt động một cách tích cực và góp phần
thực hiện mục tiêu chung của toàn địa phương.
Trong những kỹ năng quản lý đó, nắm bắt dư
luận xã hội trong việc hình thành quyết định quản
lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện là rất cần thiết
và là một trong những yếu tố mang đến thành
công trong chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo,
quản lý.
Trong thời đại bùng nổ thông tin từ mạng
Internet toàn cầu, vấn đề quản lý trong lĩnh vực
thông tin đại chúng ở Việt Nam đang đặt ra một
cách cấp bách nhìn từ giác độ dư luận xã hội.
Truyền thông tự do (facebook cá nhân, website,
blog cá nhân…) là một “kiểu” dư luận xã hội thời
lưới cộng tác viên; qua báo cáo nhanh (thường
là báo cáo hằng tuần); thông qua các cuộc họp,
tiếp xúc quần chúng, cử tri; qua tiếp cận bằng sự
trải nghiệm của cá nhân, nhất là dùng các phương
pháp điều tra xã hội học...
Tuy nhiên, phần lớn cán bộ, quản lý chưa được
đào tạo một cách bài bản về những kiến thức, kỹ
năng nắm bắt dư luận xã hội, do vậy, mức độ hiểu
biết về dư luận xã hội của phần lớn cán bộ đang
ở mức độ bình thường. Chẳng hạn, tại 9 chỉ báo
mà tác giả nghiên cứu nhằm đo lường mức độ
hiểu biết của cán bộ lãnh đạo, quản lý về dư luận
xã hội, phần lớn các ý kiến khẳng định có mức độ
hiểu biết và kiến thức về dư luận xã hội ở mức
độ bình thường, với tỷ lệ ý kiến khẳng định từ
40% đến 55,2%. Ví dụ, 55,2% có hiểu biết ở mức
độ bình thường về các yếu tố ảnh hưởng đến dư
luận xã hội; các quan điểm tiếp cận về dư luận xã
hội (55,0%); các kênh tiếp cận nắm bắt dư luận xã
hội (54,6%)...
Trong khi đó, tỷ lệ ý kiến khẳng định mức độ
hiểu biết tốt về dư luận xã hội còn rất thấp (từ
6,7% đến 36,2%). Chẳng hạn, có 36,2% cán bộ cho
biết họ có nhận thức tốt về vai trò của dư luận xã
hội trong lãnh đạo, quản lý; Có 35,8% số cán bộ
cho biết có nhận thức tốt về nội dung, bản chất
của dư luận xã hội; Chỉ có 6,7% số cán bộ cho biết
họ có hiểu biết tốt về giải pháp nâng cao vai trò
của dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý. Ngoài
ra, số liệu khảo sát còn cho biết, nhiều vấn đề, nội
dung liên quan đến dư luận xã hội vẫn còn có tới
10% ý kiến khẳng định: Chưa hề được tiếp cận
(Bảng 1).
Trong bối cảnh hiện nay, việc cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp, đặc biệt là cấp huyện có quan tâm
và có kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội cần phải
được xem là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh
giá năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ. Bởi
vì, quan tâm, tiếp cận và nắm bắt dư luận xã hội
thực chất thước đo về mức độ “gần dân”, “bám
sát thực tiễn” của cán bộ. Không những vậy, nó
còn thể hiện vấn đề dân chủ hóa, cũng như điều
kiện góp phần cho các chủ trương chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đi
Trong bối cảnh hiện nay, việc cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp, đặc biệt là cấp huyện có quan
tâm và có kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội cần
phải được xem là một tiêu chuẩn cần thiết để
đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...74
Powered by FlippingBook