TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 56

58
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Tình hình phát triển nguồn nhân lực
công nghệ cao hiện nay
Các khu công nghệ cao (CNC) những xuất hiện
nhiều tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với những
dự án lớn như: Intel, Nidec (Nhật Bản), Datalogic
Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch)... Theo thống kê,
tại TP. Hồ Chí Minh, lũy kế đến nay có 71 dự án
được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư
đạt hơn 4,250 tỷ USD. Trong đó, vốn trong nước
là 886,9 triệu USD, vốn FDI là 3,363 tỷ USD. Còn
tại Hà Nội, Khu CNC Hòa Lạc cũng dành được sự
quan tâm đáng kể từ phía các nhà đầu tư. Tính đến
cuối năm 2014, Khu CNC Hòa Lạc đã có trên 70 dự
án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng trên 56,5
nghìn tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam
được xếp trong tốp 10 nước hàng đầu tại châu Á
- Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công
và phát triển phần mềm. Theo báo cáo của Gartner
(công ty nghiên cứu và tư vấn hàng đầu về công
nghệ thông tin) trong năm 2014, TP. Hồ Chí Minh
xếp thứ 7 và Hà Nội xếp thứ 22 trong tốp 100 thành
phố hấp dẫn về gia công phần mềm. Từ năm 2012,
Việt Nam đã trở thành đối tác gia công phần mềm
lớn thứ 2 của Nhật Bản. Điều đó cho thấy, Việt Nam
đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các hãng công
nghệ lớn trên thế giới.
Cơ hội để Việt Nam thu hút FDI trong lĩnh vực
CNC là rất lớn. Điều này đã khiến cho nhu cầu về
nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực CNC cũng
tăng cao. Chẳng hạn như, nhân lực làm việc trong
ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 2006-2014
đã tăng gần gấp ba lần, từ 150.000 lên hơn 440.000
người, với tốc độ tăng trưởng 13%-18%/năm.
Mặc dù nhân lực khoa học công nghệ nói chung
và CNC nói riêng đã có một số đóng góp thiết thực
vào phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn nhiều bất cập
trong công tác đào tạo cũng như sử dụng nguồn
nhân lực này. Đó cũng chính là một trong những
lý do khiến nước ta thường đứng ở vị trí cuối hoặc
nửa cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ
quan trọng như: Chính phủ điện tử; Khả năng sáng
tạo công nghệ; Phổ biến công nghệ hiện đại; Kỹ
năng con người; Xã hội thông tin và truy cập dữ
liệu… bởi năng lực khoa học công nghệ quốc gia nói
chung của nước ta còn thấp, quy mô nhỏ.
Có thể kể đến một số bất cập trong công tác
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ
cao như sau:
Thứ nhất,
chất lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành
CNC chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Hiện nay, cả nước có trên 300 trường đại học,
cao đẳng đào tạo các chuyên ngành CNC về: công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu và gần 200 trường đại học, cao đẳng đào tạo
các ngành CNC trình độ cao đẳng. Nhưng số sinh
viên học tập tại các trường đại học, cao đẳng khi ra
trường có thể làm được việc trong các lĩnh vực được
đào tạo không nhiều. Cụ thể, trong số hơn 110.000
kỹ sư công nghệ thông tin mỗi năm các trường đại
học, cao đẳng trên cả nước cung cấp cho thị trường,
chỉ có 10% kỹ sư có thể phục vụ tốt cho ngành này.
Điều này dẫn đến tình trạng, các DN phần mềm đầu
tư vào các khu CNC gặp nhiều khó khăn khi tuyển
dụng đội ngũ nhân sự tại địa phương, số lượng
và chất lượng đều chưa thể đáp ứng được các đòi
hỏi cao của các ngành này. Chẳng hạn, câu chuyện
của Tập đoàn Samsung khi đầu tư vào Việt Nam
cần 2.000 lao động có trình độ tay nghề làm việc
THỰC TRẠNGNGUỒNNHÂN LỰC
CÔNGNGHỆ CAOỞVIỆT NAM
ThS. ĐỖ THỊ NGỌC ÁNH
- Đại học Lao động - Xã hội
Nguồn nhân lực công nghệ cao được xem là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển những ngành kinh tế mũi
nhọn như công nghệ thông tin, điện hạt nhân, công nghệ gen... Tuy nhiên, với nhiều bất cập trong khâu
đào tạo, định hướng nghề nghiệp nên nguồn nhân lực công nghệ cao ở nước ta đang yếu và thiếu rất
nhiều. Việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn nhân lực
công nghệ cao là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.
Từ khóa: Công nghệ cao, nguồn nhân lực, đào tạo, hướng nghiệp, phát triển.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...74
Powered by FlippingBook