TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
59
tạo. Quy mô đào tạo còn mang tính tràn lan
không có tính định hướng, nặng về số lượng,
chưa đáp ứng thực chất theo nhu cầu. Mô hình
đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của các
đơn vị sử dụng lao động còn ít, dẫn đến tình
trạng đầu ra đào tạo nguồn nhân lực thiếu cân
đối với nhu cầu thực tế.
Thứ ba,
đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy
các ngành CNC còn hạn chế.
Theo Tạp chí Công nghiệp, khảo sát trên tổng số
5.094 giảng viên cơ hữu của 10 trường đại học có đào
tạo các ngành CNC, chỉ có khoảng 1.500 giảng viên
đúng chuyên ngành CNC (chiếm gần 30%); trong
đó chức danh giáo sư chỉ có 11 người, phó giáo sư
có 97 người, tiến sĩ có 270 người và 694 người có
trình độ thạc sỹ. Với số lượng giảng viên như vậy,
việc đào tạo đáp ứng đủ chỉ tiêu sẽ vô cùng khó
khăn. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của các trường đại học
tại Việt Nam hiện nay có thể nói là không theo kịp
với các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Số
lượng sách báo, tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc
nghiên cứu còn rất nghèo nàn.
Sách Trắng Khoa học – Công nghệ Việt Nam năm
2014 cho thấy, trong năm 2013, cả nước có 164.744
người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Trong đó, số người làm công tác nghiên cứu chuyên
nghiệp tại các viện, trung tâm nghiên cứu là 37.481
người. Xét theo chức năng làm việc, nhân lực nghiên
cứu và phát triển được phân bố như sau: 128.998
cán bộ nghiên cứu (có trình độ cao đẳng, đại học trở
lên); 12.798 cán bộ kỹ thuật; 15.250 cán bộ hỗ trợ;
7.800 người làm chức năng khác.
Với đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển
nêu trên, khoa học và công nghệ Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể, đóng góp thiết thực
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình, sản phẩm
nổi bật, mang tính đột phá ở tầm khu vực và thế
giới. Số công trình khoa học được công bố quốc tế
có tốc độ tăng trung bình 22%/năm, nhưng giá trị
tuyệt đối và chỉ số trích dẫn còn thấp, nhất là khi so
sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Tổng
số công bố khoa học và công nghệ của Việt Nam
trong cơ sở dữ liệu Web of Science giai đoạn 2010-
2014 là 9.976 bài báo, xếp thứ 59 trên thế giới; so với
khu vực, Việt Nam đứng sau Singapore (xếp thứ
32), Malaysia (xếp thứ 38) và Thái Lan (xếp thứ 43),
cao hơn Indonesia (xếp thứ 62) và Philippines (xếp
thứ 66). Số lượng đơn sáng chế đăng ký bảo hộ giai
đoạn 2011-2013 của người Việt Nam là 1.126 đơn,
trong khi có 10.690 đơn của người nước ngoài; số
bằng độc quyền sáng chế được cấp của người Việt
tại nhà máy. Tuy nhiên, thực tế số lượng lao động
có tay nghề, đáp ứng được tiêu chuẩn của DN này
là không nghiều. Hay dẫn chứng của hãng Global
Cybersoft hàng năm phỏng vấn tuyển dụng 20%-
25% nhân lực công nghệ thông tin, nhưng chỉ 10%
đáp ứng được yêu cầu.
Tương tự, trong lĩnh vực công nghệ vật liệu,
nguồn nhân lực CNC “cung không kịp cầu” mặc dù
việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này được triển
khai ở hầu hết các trường trên cả nước, nhưng số
lượng người được đào tạo không theo kịp với nhu
cầu sử dụng thực tế.
Đối với lĩnh vực công nghệ sinh học, hiện nguồn
nhân lực công nghệ sinh học của Việt Nam đang đi
sau hàng chục năm so với nhiều nước đang phát
triển. Trong lĩnh vực gen thì số lượng đào tạo cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực này cũng rất hạn chế. Đến
nay, tuy chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng với
xu hướng chọn ngành khi thi đại học như hiện nay
cho thấy số lượng nhân lực cho công nghệ sinh học
chưa chuyển biến.
Thứ hai,
còn nhiều bất cập trong đào tạo và hướng
nghiệp trong hoạt động đào tạo nhân lực CNC.
Nguyên nhân của tình trạng chỉ số ít sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng khi ra trường có thể
làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo có
khá nhiều. Song không thể không có căn nguyên từ
những bất cập trong khâu đào tạo và hướng nghiệp
cho học sinh. Lâu nay, công tác hướng nghiệp phần
lớn chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế chứ chưa
chú trọng vào nhóm ngành CNC. Trong tổng số sinh
viên ra trường, sinh viên thuộc lĩnh vực công nghệ
lại chiếm quá thấp (chỉ khoảng 40%), còn lại là các
ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lý - khoa
học xã hội (chiếm hơn 60%).
Thêm vào đó, chương trình đào tạo tại các trường
còn tản mạn, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của xã
hội. Giáo trình và bài giảng còn nặng về lý thuyết, chủ
yếu dạy nguyên lý, cách giải quyết bài toán tổng quát,
chưa bám sát được sự phát triển của công nghệ tiên
tiến trên thế giới. Vì thế, nguồn nhân lực sau đào tạo
có nền tảng kiến thức lý thuyết, nhưng kỹ năng thực
hành, năng lực ứng dụng còn rất hạn chế, đặc biệt là
chưa được tiếp cận với công nghệ mới, tiên tiến đang
diễn ra ở các DN nước ngoài. Nội dung, phương thức
đào tạo trong nhà trường và nhu cầu của các đơn vị
sử dụng nguồn nhân lực còn một khoảng cách khá
xa, đào tạo chưa bám sát và chưa gắn với thực tiễn về
phía đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.
Hơn nữa, đào tạo nhân lực ở Việt Nam không
theo tiêu chuẩn nào, vấn đề sinh viên ra trường
không có việc làm chủ yếu là do chất lượng đào
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...74
Powered by FlippingBook