TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 58

60
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
cấp, dạy nghề, các DN, tổ chức sử dụng lao động,
phụ huynh, học sinh... Làm tốt được điều này sẽ giải
quyết được cung - cầu lao động hợp lý.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi cá nhân cũng cần xác
định việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của
quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện
đại, nên sinh viên sau khi tốt nghiệp để phát triển
nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề
nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc
lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng
phát triển kỹ năng nghề nghiệp... trong khi chờ các
cơ quan chức năng có những giải pháp hỗ trợ giúp
giải quyết việc làm.
Thứ hai,
liên kết giữa DN và nhà trường trong
đào tạo nhân lực CNC.
Hiện nay, để có nguồn nhân lực CNC phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế, một số địa phương đã
triển khai nhiều chương trình như gửi lao động đi
đào tạo ở nước ngoài hoặc đào tạo tại các cơ sở giáo
dục trong nước, liên kết đào tạo vừa học vừa làm
theo nhu cầu của DN... Việc liên kết giữa các trường
đại học, DN và viện nghiên cứu là một thực tế tất
yếu khi đào tạo phải theo nhu cầu, theo đơn “đặt
hàng” của DN. Các trường phải liên tục cập nhật
thông tin, cải cách chương trình giảng dạy, đầu tư
trang thiết bị mới.
Thứ ba,
cần sự vào cuộc của Nhà nước nhằm tạo
điều kiện cho công tác đào tạo nhân lực CNC.
Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội về nhân lực
CNC, nhiều ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa
học cho rằng, Chính phủ nên có cơ chế, chính sách
cho mối liên kết này bằng cách cho phép trường đại
học đào tạo cơ bản (còn gọi là đào tạo phần cứng) và
các DN gửi nhu cầu đến các trường (đào tạo phần
mềm). Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ
giữ người tài, các chuyên gia giỏi, trong từng lĩnh
vực CNC.
Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của
cán bộ quản lý khoa học công nghệ ở các ngành, các
cấp. Ðổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá
và bổ nhiệm cán bộ khoa học công nghệ dựa trên
những giá trị đóng góp nổi bật trong nghiên cứu
khoa học và cải tiến kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014 – NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 2015;
2. Bộ Y tế: Báo cáo hiện trạng và nhu cầu nhân lực khoa học và công nghệ
trình độ cao;
3.
. thanhnien.com.vn/giao-duc/nhu-cau-ky-su-cao-nhung-
kho-tuyen-532534.html;.
Nam còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 144 văn bằng, kém
21,7 lần so với số văn bằng được cấp của người nước
ngoài (3.128).
Bên cạnh đó, tình cảnh thiếu hụt nhà khoa học
giỏi, nhà khoa học đầu ngành luôn hiện hữu. Mặc dù
số lượng cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ
tiến sỹ, thạc sỹ khá đông, nhưng hiện nay tình trạng
thiếu hụt đội ngũ kế cận đang diễn ra. Số lượng nhà
khoa học có trình độ cao và có kinh nghiệm ngày
càng giảm do đến tuổi nghỉ hưu, đặc biệt trong các
lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, lĩnh vực
công nghệ cao. Bên cạnh đó, hiện tượng “chảy máu
chất xám” vẫn đang diễn ra trong nhiều năm, nền
kinh tế thị trường đang phát triển đã dẫn tới nhiều
cán bộ có chuyên môn sâu chuyển sang làm việc tại
khu vực DN tư nhân hoặc DN có vốn đầu tư nước
ngoài với mức thu nhập cao hơn.
Thứ tư,
chưa có sự chuẩn bị nhân lực cho các
ngành CNC mới.
Theo đánh giá, hiện nay chúng ta chưa sở hữu hay
làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ
cốt lõi nào thuộc lĩnh vực CNC mà mới chỉ dừng lại
ở mức độ làm chủ được một vài công đoạn, một số
quá trình hoặc một số yếu tố CNC nào đó mang tính
chuyên ngành. Chính vì vậy, vấn đề nhân lực CNC
vẫn đang là một bài toán khó đối với Việt Nam.
Một số khuyến nghị
Thứ nhất,
làm tốt công tác hướng nghiệp đối với
học sinh.
Lâu nay, công tác hướng nghiệp chỉ tập trung
vào nhóm ngành kinh tế chứ chưa chú trọng vào
nhóm ngành CNC. Công tác hướng nghiệp cũng
còn nhiều bất cập khi mỗi nơi làm một kiểu, lực
lượng hướng nghiệp viên và tài liệu đều thiếu. Vì
vậy, tình trạng khá nhiều sinh viên tốt nghiệp ra
trường không tìm được việc làm và có hơn 60% số
cử nhân, kỹ sư các trường đại học ở Việt Nam chấp
nhận những công việc trái ngành hoặc làm việc ở
trình độ thấp hơn. Tỷ lệ học sinh chọn sai ngành
học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% số học sinh có
hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương
đối đầy đủ và 15% thiếu hiểu biết về nghề bản thân
chọn học.
Hoạt động hướng nghiệp hiện nay rất quan
trọng, giúp cho học sinh, sinh viên, người lao động
có điều kiện xác định nghề nghiệp tương lai trên cơ
sở đánh giá năng lực bản thân. Tuy nhiên, để làm
tốt công tác này, phải có sự kết hợp đồng bộ giữa
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo với
lao động - việc làm như các hiệp hội ngành nghề,
hiệp hội DN, các trường đại học, cao đẳng, trung
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...74
Powered by FlippingBook