TCTC ky 2 thang 9-2016 - page 59

61
KINH TẾ QUỐC TẾ
Hoạt động tài chính vi mô ở một số quốc gia
trên thế giới hiện nay
Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), tài chính vi mô là việc cung cấp một
phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi,
tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển
tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu
nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thế
hoặc doanh nghiệp rất nhỏ.
Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Tín
dụng vi mô tại Washington tháng 2/1997, “Tín dụng
vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến
đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những
người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh
doanh để tạo lợi nhuận, từ đó nâng cao chất lượng
đời sống cho người vay vốn và gia đình của họ”.
Tài chính vi mô bao gồm các dịch vụ như: tín
dụng, tiết kiệm, bảo hiểm. Những người nghèo
có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính,
nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính
chính thức. Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính
để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự
bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Nói cách khác, tài
chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo
các khoản vay nhỏ, gọi là tín dụng vi mô, nhằm mục
đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất,
hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hoạt
động của các tổ chức tài chính vi mô không chỉ cấp
dịch vụ tài chính cho các đối tượng trên mà còn có
thể mở rộng cho các đối tượng trên chuẩn nghèo,
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng cao hơn.
Trên thế giới hiện có nhiều tổ chức tài chính vi mô
hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này. Điển hình,
có thể kể đến Tập đoàn Swayam Krishi Sangam
(SKS) của Ấn Độ được thành lập năm 1998 nhằm
cung cấp các sản phẩm tài chính vi mô thông qua
một mô hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo
vì mục đích lợi nhuận. SKS hoạt động theo mô hình
tập đoàn trách nhiệm hữu phần (Joint Liability
Group - JLG). SKS hiện đang cung cấp các nhóm sản
phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng như:
Vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn, hỗ
trợ tặng, vay vàng, vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ.
Hiện nay, SKS đã cung cấp 40 triệu USD tín dụng
vi mô cho hơn 150.000 phụ nữ ở miền Nam Ấn Độ
thông qua 45 chi nhánh và 500 nhân viên. Về nguồn
vốn hoạt động, SKS huy động vốn từ các công ty
khác nhau và các nhà tài trợ cá nhân để duy trì hoạt
động. Vốn chủ sở hữu của SKS khoảng 75 triệu USD
(tương đương 366 triệu rupee).
Tại Bangladesh, Ngân hàng Grameen được thành
lập vào năm 1983 được coi là một ngân hàng riêng
cho người nghèo, cung cấp các món vay không
cần thế chấp. Nguồn vốn hoạt động của Ngân
hàng Grameent từ các cổ đông là thành viên đóng
góp. Khoảng 66% nguồn vốn là từ tiền gửi của các
thành viên vay vốn. Khi vay, họ sẽ gửi tiết kiệm tự
nguyện một số tiền nhỏ theo định kỳ trả nợ để bổ
sung nguồn vốn cho ngân hàng. Hiện Grameenbank
đang cung cấp món vay cho 4,5 triệu người nghèo
với số tiền rất nhỏ tương đương vài trăm USD, tuy
nhiên tỷ lệ hoàn trả nợ vay lên đến 98%. Về cách
thức cho vay, Ngân hàng Grameent cũng thành lập
tổ vay vốn 5 người, là những bà con họ hàng thân
thiết hoặc láng giềng. Hiện ở Bangladesh đã có hơn
TÀI CHÍNHVI MÔTRÊNTHẾ GIỚI
VÀ GỢI Ý PHÁT TRIỂNTẠI VIỆT NAM
TS. NGÔ VĂN TUẤN -
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Tài chính vi mô đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vai trò không thể thiếu trong việc phát triển
kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá
thực trạng hoạt động tài chính vi mô thời gian qua, bài viết nghiên cứu về tổng quan hoạt động tài chính
vi mô ở các quốc gia trên thế giới và khả năng phát triển ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động tài chính vi mô và hoàn thiện hệ thống tài chính ở Việt Nam thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính vi mô, tín dụng vi mô, tổ chức tài chính vi mô, hệ thống tài chính, dịch vụ tài chính.
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...74
Powered by FlippingBook